Quy hoạch phát triển sân bay: Cần tính toán thận trọng
Chạy đua đề xuất làm sân bay
Thời gian gần đây, nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Cao Bằng và mới đây nhất là Hà Nội đều có đề xuất xây dựng các sân bay mới. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải còn nhận được kiến nghị của một số địa phương đề xuất chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng quốc tế như Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Phù Cát, Tuy Hòa…
Lý giải về vấn đề này, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, việc nhiều địa phương cùng lúc đề xuất bổ sung sân bay địa phương vào quy hoạch mạng lưới cảng hàng không toàn quốc được coi là động thái dễ hiểu bởi Bộ Giao thông Vận tải đang giao cho Cục Hàng không Việt Nam xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Dũng, theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, Việt Nam có tổng cổng 23 sân bay đi vào hoạt động trong giai đoạn đến năm 2020 và trong số này, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) là sân bay thứ 23 vừa đi vào hoạt động cuối năm 2018.
Ngoài ra, quy hoạch cũng định hướng Việt Nam đến năm 2030 sẽ xây dựng và đưa thêm 5 sân bay khác vào vận hành khai thác gồm Sa Pa, Lai Châu, Nà Sản, Quảng Trị và Long Thành. Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 64 triệu hành khách và 71 tỷ hành khách luân chuyển, sẽ được nâng lên khoảng 131 triệu hành khách và 125 tỷ hành khách luân chuyển đến năm 2030. Sản lượng vận tải hàng hóa ở hai thời điểm trên cũng sẽ nâng từ 570 nghìn tấn lên 1,7 triệu tấn hàng hóa.
Đánh giá về hiện trạng phát triển của hàng không dân dụng Việt Nam, ông Nguyễn Anh Dũng cho hay, ngành hàng không trong nước phát triển mạnh trong thời gian vừa qua xuất phát từ nhu cầu vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế tăng nhanh. Một số sân bay được nâng cấp mở rộng bảo đảm cho hoạt động hàng không dân dụng và quân sự như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đã Nẵng trở thành sân bay quốc tế, một số sân bay khác cũng được sửa chữa khôi phục.
Với quy hoạch hệ thống cảng hàng không và sân bay Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho hay, theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, để có thể triển khai xây dựng công trình, đầu tiên phải có quy hoạch và công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch. Do đó, quy hoạch là một trong các cơ sở pháp lý quan trọng, hoàn thành trước khi thực hiện bước đầu tư xây dựng công trình.
Mật độ xây sân bay của Việt Nam ở mức trung bình
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, mật độ xây dựng sân bay của Việt Nam mới đạt 16.000 km2/cảng hàng không, là mức trung bình so với các nước trong khu vực. Một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia có mật đô cao hơn rất nhiều, chỉ khoảng từ 5.000 - 9.000 km2/cảng hàng không. Mặt khác, theo quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 28 cảng hàng không.
Theo đánh giá của một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, thực tế khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống cảng hàng không đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hòa trên toàn bộ lãnh thổ và vùng miền. Ở một số khu vực trọng điểm có các cảng hàng không gần nhau nhưng mục đích chính quy hoạch các cảng hàng không này không phải để bay các tuyến nội vùng mà nhằm mục đích mở rộng, phát triển thị trường liên vùng.
“Các cảng hàng không Vinh, Đồng Hới, Tuy Hòa, Phù Cát, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Rạch Giá, Cà Mau khi quy hoạch và đầu tư xây dựng cũng nhận dược nhiều ý kiến băn khoăn về hiệu quả. Tuy nhiên, qua thực tế khai thác, sản lượng các cảng hàng không đã có sự tăng trưởng thực sự ấn tượng (trung bình trên 30%/năm) và đóng góp không nhỏ vào thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng”, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Một vấn đề cần lưu ý đó là, xét trên tổng thể, đa phần các cảng hàng không đang hoạt động có lãi; hàng năm vẫn đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Mặt khác, đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, hầu hết các cảng hàng không trong hệ thống cảng hàng không toàn quốc là cảng hàng không dùng chung dân dụng và quân sự nên đã hoạt đồng nhịp nhàng, đảm bảo tốt nhiệm vụ và sẵn sàng chiếu đấu bảo vệ tổ quốc.
Ngoài ra, các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai thời gian qua đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển hệ thống cảng hàng không theo quy hoạch.
Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông - Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ: Trong quy hoạch về phát triển sân bay mà Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng sẽ tính tới vùng nào còn thiếu, cần bổ sung sân bay. Việc có cần thiết phải bổ sung sân bay không hoặc nếu xây thêm sân bay cần lựa chọn vị trí nào phải trên cơ sở khoa học kỹ thuật, phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ mặt đất, vùng trời, thổ nhưỡng…
Một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực hàng không lo ngại về tình trạng “lạm phát” sân bay, nhất là khi một số sân bay đang vắng khách. Nếu các địa phương chỉ cách nhau từ vài chục đến hơn trăm km có một sân bay thì khả năng bị phân lưu dòng khách giữa các sân bay là rất lớn, khó đảm bảo hiệu quả tài chính.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần rút kinh nghiệm từ bài học quy hoạch và xây dựng sân bay Long Thành, từ thời điểm nghiên cứu đến nay kéo dài tới 20 năm, nhưng từ thời điểm có ý tưởng và rục rịch triển khai, khu vực đất xung quanh sân bay đã tăng giá nhiều lần, gây khó khăn cho giải tỏa, thu hồi đất.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh nhận xét: Những đề xuất xây sân bay nói trên thể hiện phần nào đó tính cục bộ của các địa phương. Để xây một sân bay cần có cơ sở khoa học; trong đó, cần đánh giá về mặt nhu cầu: Khu vực dân cư nào sẽ sử dụng sân bay đó? Quy mô dân số như thế nào? Thu nhập bình quân bao nhiêu? Mức sống như thế nào?... Từ đó mới quy hoạch sân bay cho tương lai.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận trong số 22 sân bay mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV đang quản lý hiện chỉ có 1/3 là có lãi. Về vấn đề này, TS.Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam cho rằng, đầu tư sân bay cần tầm nhìn trung và dài hạn nên việc lỗ, lãi không đặt riêng ở từng sân bay mà phải nhìn tổng thể trong phát triển kinh tế của cả địa phương, cả vùng và cả nước.
Câu chuyện "lạm phát" sân bay khi nhìn ở các khía cạnh khác nhau sẽ thấy đúng hoặc chưa đúng. Như ở một số nước Australia, Nga, thị trường hàng không chung với các loại máy bay nhỏ như máy bay cánh bằng, trực thăng… phát triển rất mạnh. Ở Việt Nam, thị trường hàng không chung chưa được tạo điều kiện trong khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không rất lớn, các đường bay chưa được khai thác hết công suất.
Theo TS. Bùi Doãn Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, với dân số xấp xỉ 100 triệu người và nhu cầu đi lại trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, số lượng sân bay hiện đang khai thác chưa gọi là đủ. Các quy hoạch sân bay cũng thường được đặt trong tầm nhìn dài hạn, quy hoạch sớm mạng đường bay sẽ thuận lợi cho ngành hàng không phát triển.
Đồng quan điểm với TS. Trần Quang Châu, ông Bùi Doãn Nề cho rằng, hiệu quả của các sân bay không hẳn chỉ nhìn ở lỗ, lãi về kinh doanh mà mỗi địa phương khi một sân bay được xây dựng sẽ tác động đến nhiều ngành kinh tế khác, thúc đẩy kinh tế vùng, dân cư đi lại, giao thương… Nếu ở từng địa phương cứ chờ đến khi dân cư đông đúc mới bắt đầu tính bài toán xây sân bay thì sẽ rất khó khăn trong quy hoạch.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, các địa phương nên nghiên cứu phát triển mạng lưới sân bay nhỏ với đường băng ngắn, dành cho những máy bay nhỏ dưới 20 chỗ ngồi phục vụ cứu thương, an ninh quốc phòng và những cá nhân có nhu cầu đặc biệt hoặc phục vụ du lịch. Những máy bay này khai thác tầm bay thấp giữa các địa phương.
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, trên thực tế, để kinh tế “cất cánh”, không thể chỉ dựa vào sân bay. Vì thế, đã đến lúc cần có cách nhìn khác về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương. Khi nhiều bài học từ khu công nghiệp, cảng biển, sân golf… vẫn còn nóng hổi, thì mỗi địa phương, hơn lúc nào hết, cần “liệu cơm, gắp mắm”, tránh hệ lụy xấu về sau./.
>>>Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra dự án nâng cấp đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nguy cơ chậm tiến độ khu tái định cư phục vụ sân bay Long Thành
13:40' - 29/10/2020
Do mưa kéo dài nên việc thi công Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn để phục vụ sân bay Long Thành bị đình trệ, nguy cơ chậm tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện dự thảo Nghị định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
07:03' - 24/10/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 8831/VPCP-CN gửi Bộ GTVT, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về dự thảo Nghị định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
-
Doanh nghiệp
ACV dự kiến sẽ nâng cấp sân bay Cà Mau sau năm 2025
15:46' - 23/10/2020
ACV vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về việc nghiên cứu đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau, theo đó ACV dự kiến sau năm 2025 sẽ nâng cấp sân bay này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố Đà Nẵng
21:04' - 21/05/2022
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử nghiêm tình trạng chèo kéo, tăng giá vận chuyển tại sân bay Tân Sơn Nhất
18:22' - 21/05/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Công văn số 4862/CV-BGTVT về tăng cường công tác kiểm tra hoạt động vận tải đường bộ tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Gia Lai cần tìm ra tiềm năng khác biệt và lợi thế cạnh tranh
17:14' - 21/05/2022
Chiều 21/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Ghi nhận ngày đầu triển khai phân cấp đăng ký phương tiện
15:11' - 21/05/2022
Nhiều người cho biết, thủ tục đăng ký phương tiện rất thuận lợi, có thể đến trực tiếp tại trụ sở Công an cấp xã, huyện hoặc đăng ký trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ
11:55' - 21/05/2022
Cầu Vàm Xáng là công trình trọng điểm của thành phố Cần Thơ, có tổng chiều dài 3,3 km, bề rộng mặt cầu 14m, tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Latvia
10:06' - 21/05/2022
Trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Latvia đã có quan hệ hữu nghị hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, về thương mại, kim ngạch giữa hai nước còn rất nhỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài đề xuất giải pháp giúp Tp.Hồ Chí Minh tăng thu hút đầu tư
22:35' - 20/05/2022
Tại Hội nghị gặp gỡ lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh với các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tối 20/5, doanh nghiệp đề xuất giải pháp giúp Tp.Hồ Chí Minh tăng thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm
19:38' - 20/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 23/5
18:47' - 20/05/2022
Chiều 20/5, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.