Quý III, Bộ Công Thương sẽ thực hiện 2/3 kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về việc rà soát các quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính Bộ Công Thương quản lý, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác đặc biệt bao gồm Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Chánh Văn phòng Bộ để rà soát tổng thể các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để lên phương án đơn giản hóa hoặc cắt giảm.
Bộ Công Thương là một trong những Bộ quản lý nhiều lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện (28 lĩnh vực). Tất cả các lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện đều phải có thủ tục hành chính để thực hiện quản lý nhà nước. Hiện nay, Bộ Công Thương quản lý 443 thủ tục hành chính, tuy nhiên, theo cách tính thủ tục hành chính thì một loại giấy chứng nhận sẽ có từ 3 đến 4 thủ tục gồm cấp mới, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi... do đó, trên thực tế Bộ chỉ quản lý trên 100 dịch vụ công. Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Bộ Công Thương đã rất tích cực rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đặc biệt, năm 2017 là năm Bộ Công Thương đã thực hiện cuộc cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính. Theo đó, Bộ đã ban hành kế hoạch bãi bỏ và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính, thực hiện ngay trong năm 2017.Đây là một kế hoạch lớn về cải cách thủ tục hành chính, theo kế hoạch này, Bộ đã và đang thực hiện bãi bỏ và đơn giản hóa một số lượng thủ tục lớn, cụ thể là 123/443 thủ tục hành chính, chiếm gần 30% tổng số thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Đáng lưu ý, từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã tích cực thực hiện kế hoạch trên theo đúng quy định.Bộ đã thực hiện rà soát và sửa đổi, bổ sung 60 văn bản quy phạm pháp luật, trong quá trình xây dựng pháp luật sẽ gắn liền với đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính, đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo văn bản mới. Qua đó, thực hiện triệt để việc cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Theo chương trình Xây dựng pháp luật năm 2017, trong Quý III/2017 Bộ sẽ thực hiện xong 2/3 kế hoạch xây dựng văn bản, đồng nghĩa với việc thực hiện 2/3 kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính năm 2017 và chắc chắn các đơn vị sẽ nỗ lực hoàn thành 100% kế hoạch. Trên cơ sở các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu của kế hoạch này là hoàn chỉnh một hệ thống thủ tục hành chính ngành công thương bảo đảm các tiêu chí đơn giản, minh bạch, hiện đại.Theo đó, mục tiêu đặt ra là góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành công thương.
Trong quá trình soạn thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị đã phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức các hội nghị, hội thảo và gửi văn bản lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia, thực hiện đánh giá tác động của việc sửa đổi thủ tục hành chính để lựa chọn được phương án tối ưu. Từ đầu năm đến nay, có thể nói các văn bản được xây dựng để trình và ban hành đều nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan.Bên cạnh việc bãi bỏ và đơn giản hóa 123 thủ tục trong năm 2017, Bộ Công Thương cũng nỗ lực thúc đẩy tích cực việc hiện đại hóa thủ tục hành chính. Theo kế hoạch, Bộ sẽ nâng tất cả các thủ tục lên cấp độ 3 và cấp độ 4 trong năm 2017. Dự kiến, hết quý III Bộ sẽ hoàn thành 70% kế hoạch và quý IV sẽ hoàn thành 100% kế hoạch.
Ngoài ra, Tổ công tác đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát xong các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực công thương cập nhật đến tháng 8/2017 để chuẩn bị đề xuất với Bộ trưởng các phương án đơn giản hóa hoặc cắt giảm. Với quyết tâm cao nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong thời gian tới Bộ Công Thương quyết liệt thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách tối đa. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, xác định cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện Chính phủ điện tử là quá trình thường xuyên, liên tục nhằm thực hiện mục tiêu của một Chính phủ kiến tạo hành động, phục vụ doanh nghiệp và người dân.Vì thế, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo để tiếp tục có những cải cách thực chất và toàn diện hơn nữa trong các lĩnh vực quản lý được Chính phủ giao.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công Thương trong tiến trình đổi mới và đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm góp phần khơi dậy mạnh mẽ nội lực từ cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, những cải cách này cũng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định./.>>> Rà soát, chuẩn hóa trên 500 thủ tục hành chính nông nghiệp trước 15/9
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách thủ tục hành chính: Cần đơn giản hơn
15:35' - 08/08/2017
Để sớm đạt được công nhận thể chế kinh tế thị trường, các thủ tục liên quan đến thủ tục hành chính trong quá trình cấp phép cần được đơn giản hóa hơn nữa.
-
Doanh nghiệp
Quy định về hoạt động kiểm định an toàn lao động thuộc thẩm quyền Bộ Công Thương
20:35' - 26/07/2017
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Thông tư số 09/2017/TT-BCT gồm những quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương làm gì để đạt tăng trưởng sản xuất 6 tháng cuối năm?
14:37' - 14/07/2017
Bộ sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... để giúp cho các doanh nghiệp phát triển thị trường, cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi quy định liên quan đến cải cách thủ tục hành chính
21:20' - 14/06/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số Nghị quyết của Chính phủ.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sẽ xây dựng điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ô tô
17:18' - 26/05/2017
Liên bộ Giao thông Vận tải - Công Thương vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
10:11'
Thủ tướng cho rằng, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải tính của Đông Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.