Quyền tự chủ chiến lược trong ngành bán dẫn – Bài cuối: Lời giải tạm thời
Theo Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS), trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) vẫn giữ thái độ cẩn trọng. Khi cuộc chạy đua công nghệ Trung-Mỹ dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt và gia tăng các khoản trợ cấp liên quan đến công nghệ, EU được cho là đã phản ứng chậm chạp.
Bất chấp Đạo luật Chip châu Âu, các quốc gia thành viên EU đã phải đối mặt với những khó khăn trong việc thống nhất về phân bổ nguồn tài trợ liên quan, tạo ra trở ngại về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đối với tiềm năng phát triển công nghệ của khu vực.* Tác động ngược của biện pháp kiểm soát xuất khẩuTrong khi Mỹ tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc thông qua các hạn chế thương mại, điều này có thể đã tạo ra động lực để Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái trong nước. Thực tế cho thấy trong quý IV/2023, sau khi Mỹ hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, lượng máy móc sản xuất chip nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 90%. Rõ ràng, hệ sinh thái nội bộ của Trung Quốc không có kế hoạch chuyển trọng tâm sang nơi khác.Với khoản đầu tư của Chính phủ Trung Quốc vào nghiên cứu-phát triển (R&D), dự trữ thiết bị và các chương trình đào tạo nhân tài ở nước ngoài, sự nổi bật của nước này trong việc phát triển chuyên môn về chất bán dẫn có thể làm lu mờ những nỗ lực của Mỹ trong việc kiểm soát xuất khẩu.
* Thế tiến thoái lưỡng nan của châu ÂuEU đang ở trong thế giằng co trong cuộc đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi EU nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh chuỗi cung ứng, thì hành động lập pháp lại đòi hỏi sự đồng thuận và quyết định chung của tất cả 27 quốc gia thành viên. Về mặt chính trị, các nỗ lực giảm thiểu rủi ro của EU vẫn còn rời rạc và thiếu nhất quán. Vào ngày 2/9/2024, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn châu Âu (ESIA) đã kêu gọi cải tổ Đạo luật Chip EU, thúc giục các chính phủ hỗ trợ nhiều hơn để bù đắp tổn thất do các hạn chế thương mại.Tại thời điểm này, điều quan trọng là EU phải chủ động đánh giá tình hình. Mặc dù các hạn chế thương mại không nhất thiết gây bất lợi cho một ngành công nghiệp nhất định, nhưng các chính phủ cần cung cấp viện trợ để bù đắp tổn thất. Như ông Draghi chỉ ra trong báo cáo của mình, con đường hướng tới tự chủ của châu Âu tạo ra một khoản "chi phí bảo hiểm" và nó cần được giảm thiểu thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.Liên quan đến khả năng cạnh tranh của châu Âu, tính khả thi của mục tiêu tự chủ sản xuất 20% trong lĩnh vực bán dẫn vẫn còn là dấu hỏi. Không giống như Mỹ, nơi sản xuất chip chiếm 40% nguồn cung toàn cầu vào năm 1990, năng lực sản xuất bán dẫn của châu Âu không vượt quá 15% trong 40 năm qua. Ngay cả với trợ cấp của chính phủ, câu hỏi vẫn là liệu EU có thực sự thúc đẩy khả năng cạnh tranh sản xuất của mình hay không.Tuy nhiên, EU đóng vai trò quan trọng trong sản xuất chip thông qua năng lực của ASML và Imec (Trung tâm vi điện tử liên trường đại học tại Leuven, Bỉ). Trong khi sự độc quyền của ASML trong các máy quang khắc EUV khiến ASML trở nên không thể thiếu đối với chuỗi cung ứng sản xuất chip tiên tiến, thì Imec lại dẫn đầu cơ sở hạ tầng thiết kế chip toàn cầu. Do đó, thay vì áp dụng chiến lược sản xuất trong nước của Mỹ, EU nên ưu tiên duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ của mình, trong khi vẫn duy trì lợi thế chiến lược cạnh tranh.Vì quyền tự chủ chiến lược cũng như an ninh chuỗi cung ứng, EU nên chuyển hướng tập trung vào việc bảo vệ các công ty hiệu suất cao như ASML và hình thành quan hệ đối tác chiến lược với các nhà sản xuất cạnh tranh.*Giải pháp trước mắt
Trong sách lược của mình, ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khuyến nghị một chiến lược gồm bốn yếu tố. Đầu tiên, tài trợ cho đổi mới và thành lập các phòng thử nghiệm gần các trung tâm xuất sắc hiện có. Thứ hai, cung cấp các khoản tài trợ hoặc ưu đãi thuế R&D cho các công ty không có nhà máy hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip và xưởng đúc trong các phân khúc chiến lược được lựa chọn. Thứ ba, hỗ trợ tiềm năng đổi mới của chip chính thống. Thứ tư, phối hợp các nỗ lực của EU trong đóng gói 3D tiên tiến, vật liệu tiên tiến và quy trình hoàn thiện ở phía sau.Đáng chú ý, ông Draghi chỉ ra phương thức lý tưởng trong việc châu Âu sở hữu các xưởng đúc lớn, xét đến khoản đầu tư cần thiết cho các dự án như vậy. Với mục tiêu duy trì ưu thế của châu Âu trong công nghệ chip tiên tiến, đồng thời khai thác khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, EU nên đi theo cách tiếp cận với ngân sách và chiến lược tập trung để kích thích đổi mới.Báo cáo của ông Draghi được coi là chiến thuật hiệu quả để thúc đẩy đổi mới trong khối, tái lập quyền tự chủ chiến lược của châu Âu trong địa kinh tế của thương mại bán dẫn. Trong kế hoạch của EU nhằm giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng bán dẫn của mình, báo cáo của ông Draghi đã đưa ra một bản thiết kế đầy tham vọng, nhưng cũng chứa đựng những thách thức cho Uỷ ban châu Âu nhiệm kỳ mới./.- Từ khóa :
- ecb
- châu âu
- căng thẳng mỹ trung
- chất bán dẫn
- châu âu
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến toàn cầu giành nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn
09:08' - 03/10/2024
Khi cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc bước sang giai đoạn tiếp theo với nhiều “rào cản” hơn, cuộc đua bán dẫn toàn cầu càng trở nên sôi động hơn.
-
Chứng khoán
Việt Nam là điểm đến mới về công nghiệp bán dẫn
10:28' - 02/10/2024
Dự báo ngành công nghiệp bán dẫn đạt 1.000 tỷ USD năm 2030; trong đó, Việt Nam đang là điểm đến của quốc tế nhờ nhân lực trẻ dồi dào, thuận lợi về chính trị, địa lý và sự đồng hành của Chính phủ.
-
Công nghệ
Các hãng bán dẫn dự kiến chi 400 tỷ USD cho thiết bị sản xuất chip
13:07' - 27/09/2024
Các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip lớn trên thế giới bao gồm ASML (Hà Lan), Applied Materials, KLA Corp và Lam Research (Mỹ) và Tokyo Electron (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công nghiệp bán dẫn trước cơ hội phát triển mới
16:49' - 24/09/2024
Việt Nam đang là điểm đến của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu về ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn. Đây là tín hiệu đáng mừng và là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác phát triển.
-
Công nghệ
Cuộc đua giành ngôi vương của ngành bán dẫn thế giới
06:06' - 24/09/2024
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của công ty điện tử và bán dẫn Tokyo Electron, Toshiki Kawai, dự đoán thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD vào năm 2050.
-
Công nghệ
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
10:49' - 23/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Quân cờ chiến lược của chính sách "Nước Mỹ trên hết"
06:30' - 15/05/2025
Tổng thống Donald Trump đã đến Saudi Arabia để bắt đầu chuyến thăm Trung Đông kéo dài bốn ngày, một chuyến đi được cho là sẽ thể hiện đầy đủ những tính toán của chính sách “Nước Mỹ trên hết".
-
Phân tích - Dự báo
Điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2025
21:37' - 14/05/2025
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) ngày 14/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc do bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng và xuất khẩu suy yếu.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã chiến lược của Mỹ trong "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc
17:38' - 14/05/2025
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bất ngờ hạ nhiệt đã phần nào hé lộ chiến lược của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
06:30' - 14/05/2025
Bên cạnh những nhận định tích cực về thỏa thuận cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày giảm thuế?
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài 1: Tác động đối với hai siêu cường
05:30' - 14/05/2025
Truyền thông quốc tế (các tờ Wall Street Journal, The Economist và trang mạng Caixin) đồng loạt đăng các bài viết nhận định về thỏa thuận bất ngờ vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11' - 13/05/2025
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30' - 13/05/2025
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).