Quyết định ngừng cấp vốn cho lĩnh vực dầu khí của WB khiến châu Phi lo lắng

10:19' - 15/12/2017
BNEWS Quyết định còn tài trợ cho việc thăm dò và khai thác các dự án dầu khí của Ngân hàng Thế giới (WB) có thể sẽ ảnh hưởng đến một số nước, nhất là các nước châu Phi.

Để làm thế giới sạch hơn Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông báo tại Hội nghị thượng đỉnh "Một hành tinh" vừa diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), rằng kể từ năm 2019 thể chế tài chính này sẽ không còn tài trợ cho việc thăm dò và khai thác các dự án dầu khí. Theo các chuyên gia, đây là một quyết định có thể tác động đến nhiều nước châu Phi.

Quyết định này của WB nhằm đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu năm 2015 mà hầu hết các nước trên thế giới, trừ Mỹ do Tổng thống Donald Trump mới đây đã đơn phương rút lui khỏi Hiệp định này, đều đã cam kết chống lại vấn nạn nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng đến một số nước, nhất là các nước châu Phi, những quốc gia có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào việc khai thác vàng đen.

Các nhà sản xuất dầu mỏ châu Phi sẽ thất vọng rất lớn đối với quyết định này, đặc biệt là từ các quốc gia vùng Vịnh Guinea như Nigeria, Angola, Gabon, Congo, Guinea, Ghana; tiếp theo là các quốc gia Bắc Phi như các nước như Algeria, Ai Cập và Libya.

Nền kinh tế các nước này vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự sụt giảm giá dầu trên thế giới và họ đã phải nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế vì không thể mong đợi vào sự hồi phục giá dầu để thúc đẩy tăng sự trưởng nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, quyết đinh trên của WB cũng tác động đến các quốc gia giàu trữ lượng "vàng đen" trong trong lòng đất hoặc ngoài khơi, vì họ đang mơ trở thành các "ông trùm" dầu khí ở châu Phi. Phần lớn các nước như Ghana, Niger CH Chad, Mauritania, Senegal và cả Tunisia có tiềm năng lớn về dầu khí cũng đang đẩy nhanh quá trình khai thác hoặc thăm dò để thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế.

Ở mức độ thấp hơn, quyết định trên của WB sẽ tác động đến Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu vì là những người tiêu dùng chính của các nguồn dầu châu Phi và họ đang cần nguồn dầu cung cấp từ các nước châu Phi để bổ sung cho nhu cầu dầu khí của các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới này.

Đặc biệt, trong tuyên bố quyết định của mình, WB cũng đã đưa ra một ngoại lệ đối với các nước châu Phi muốn tận dụng nguồn tài chính này để phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ để đáp ứng nhu cầu năng lượng nước mình.

Một số "trường hợp ngoại lệ" này chỉ dành cho "các nước nghèo nhất nơi có thiếu hụt rõ về năng lượng" để hưởng lợi từ các khoản cho vay WB để thăm dò và khai thác dầu khí.

Điều kiện duy nhất trong trường hợp ngoại lệ này là các khoản tài trợ này không trái với cam kết của WB trong Hiệp định Paris mà họ ký vào năm 2015, là làm giảm đáng kể danh sách các quốc gia có thể hưởng lợi từ các khoản cung cấp tài chính này.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi này vẫn có thể tìm ra giải pháp thay thế, đó là các quốc gia này vẫn tiếp tục thăm dò các giếng dầu mà không khai thác chúng.

Sau đó, họ tìm các nguồn tài chính thay thế khác của các tổ chức hoặc các nước không chịu trách nhiệm về Hiệp định Paris về chống biến đổi, chẳng hạn như Mỹ, để có nguồn tài chính thăm dò và khai thác dầu. Nhưng trên hết vì một tương lai chung, các nước này cần tiến lên xây dựng con đường đa dạng hoá nền kinh tế hoặc chuyển đổi thành nền kinh tế xanh.

>>>WB kỳ vọng bước tiến tại hội nghị Một Hành tinh ở Paris

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục