Ra mắt Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Theo đó, Ủy ban sẽ nhận chuyển giao quyền quản lý trên 1 triệu tỷ đồng tổng vốn chủ sở hữu Nhà nước và 2,3 triệu tỷ đồng tổng giá trị tài sản từ 19 tập đoàn, tổng công ty theo giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2017.
Ủy ban được thành lập theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018. Theo đó quy định, ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) và Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe). Phát biểu tại lễ ra mắt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, yêu cầu cơ bản mà Đảng và Nhà nước đặt ra từ lâu là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc ra mắt Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn, tách bạch hơn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.Toàn xã hội đang theo dõi và kỳ vọng rất lớn vào hoạt động của ủy ban trong việc đổi mới tư duy, đổi mới quản trị, cách thức quản lý, cách thức hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, làm sao khắc phục cho được các yếu kém, cải thiện và tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Để có thể xây dựng một ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả toàn diện trong toàn bộ hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu ủy ban tập trung vào một số nhiệm vụ như: nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả; tuyển dụng và bố trí đúng những cán bộ có năng lực, có phẩm chất; xây dựng mục tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từng cán bộ, từng quy chế nội bộ, không để kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực. Ủy ban cần có thước đo đánh giá kết quả của từng tập đoàn, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng cũng đề nghị ủy ban bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển cho các tập đoàn, tổng công ty thuộc thẩm quyền quản lý nếu thấy cần thiết; tiếp tục công việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp với tốc độ nhanh hơn, chất lượng hơn; thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đi sâu nghiên cứu phát triển, liên tục nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động và sức cạnh tranh để từng tập đoàn, tổng công ty thuộc ủy ban trở thành hình mẫu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các tiêu chí quản trị toàn cầu. Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; giám sát tình trạng thất thoát vốn Nhà nước, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Ủy ban cần chủ động nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn nhà nước, quản lý người đại diện, cơ chế chính sách đầu tư vốn nhà nước phù hợp với yêu cầu, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và tình hình kinh tế thị trường đang thay đổi rất nhanh.Trong quá trình hoạt động, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án, lộ trình, các công việc cần thiết để tiếp nhận, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty; báo cáo kịp thời Thủ tướng các khó khăn, vướng mắc.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, trong quá trình thành lập, Uỷ ban luôn nhận được sự chỉ đạo và ý kiến từ lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ngành và địa phương.Mặc dù, ban đầu số lượng cán bộ còn hạn chế, chủ yếu là các cán bộ biệt phái từ một số bộ, ngành và SCIC, nhưng với sự nỗ lực và triển khai đồng bộ nhiều công việc đã đảm bảo sẵn sàng đưa Uỷ ban vào hoạt động chính thức.
Hiện tại, Uỷ ban đã cơ bản hoàn thành các quy chế nghiệp vụ quan trọng nhất như tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn Nhà nước, quản trị vốn tại doanh nghiệp, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, thẩm định dự án, quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, quy chế về người đại diện vốn, người quản lý doanh nghiệp.....
Nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đồng thời, triển khai chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, uỷ ban đã nghiên cứu xây dựng phần mềm Bộ chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp để kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp được giao quản lý.Bộ chỉ số bao gồm các chỉ số chung và chỉ số riêng theo ngành/lĩnh vực, có xem xét với tương quan ngành trong toàn thị trường. Hệ thống này cũng sẽ giảm thiểu thời gian lập, gửi và tổng hợp báo cáo của doanh nghiệp đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước theo quy định hiện hành nhờ hệ thống mạng và phần mềm chuyên biệt phục vụ tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu.
Dự kiến, khi tiếp nhận doanh nghiệp, uỷ ban sẽ kết nối để cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên, liên tục, phấn đấu giám sát đầy đủ tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phú Hà, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khắc phục yếu kém cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước
19:47' - 30/09/2018
Làm sao khắc phục cho được yếu kém, tạo sự khác biệt lớn cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước để khu vực này nói riêng và từng doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, kinh doanh hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên thảo luận về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra sôi nổi và xây dựng
15:44' - 28/05/2018
Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực
10:06' - 28/05/2018
Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, công khai các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện đầy đủ công bố thông tin
20:54' - 04/05/2018
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổng hợp, công khai các danh sách doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định về công bố thông tin.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.