Sản lượng của OPEC đạt mức cao nhất trong gần 20 năm qua
Theo kết quả khảo sát công bố ngày 31/8 của hãng tin Reuters, sản lượng dầu tháng 8/2016 của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đạt mức cao nhất trong gần 20 năm qua, trong bối cảnh mức tăng sản lượng của Saudi Arabia và các nhà sản xuất khác ở vùng Vịnh bù đắp đáng kể cho tình trạng sụt giảm sản lượng tại Nigeria và Libya.
Theo đó, nguồn cung từ OPEC trong tháng 8/2016 đã tăng lên 33,5 triệu thùng/ngày, so với mức đã được điều chỉnh 32,46 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy.Nếu không tính Gabon và Indonesia, sản lượng tháng 8/2016 của OPEC đã đạt 32,54 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ năm 1997 khi Reuters bắt đầu tiến hành các cuộc khảo sát về hoạt động khai thác dầu mỏ của các nước thành viên OPEC.
Sản lượng tăng trong tháng 8/2016 làm dấy lên những hoài nghi về khả năng OPEC đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng tại cuộc họp sắp tới ở Angeria.Những đồn đoán về cuộc họp không chính thức này của OPEC đã giúp đẩy giá dầu đi lên đáng kể từ 42 USD/thùng lên 48 USD/thùng hồi đầu tháng Tám. Tuy nhiên, kỳ vọng của giới thị trường đã bắt đầu phai nhạt trong những ngày gần đây.
Nhà phân tích Olivier Jakob, thuộc hãng nghiên cứu thị trường dầu mỏ Petromatrix có trụ sở tại Thụy Sĩ, nhận xét: "OPEC không thực sự muốn 'đóng băng' sản lượng nhưng các thành viên khối này lại mong muốn giữ nguyên giá dầu ở mức hiện nay". Sản lượng của OPEC đã tăng đáng kể vào năm 2014 khi khối này không còn giữ vai trò lịch sử là ấn định hạn ngạch khai thác để thúc đẩy giá dầu do Saudi Arabia, Iran và Iraq đã thúc đẩy các hoạt động khai thác. Sản lượng cũng tiếp tục tăng hơn do có sự trở lại OPEC của Indonesia năm 2015 và việc Gabon trở thành thành viên mới của khối vào tháng Bảy vừa qua. Sản lượng tháng 8/2016 của Saudi Arabia ít nhất đã đạt tương đương mức kỷ lục 10,67 triệu thùng/ngày của tháng Bảy. Một số nguồn tin ngành dầu mỏ cho Reuters biết, sản lượng của vương quốc vùng Vịnh này có thể đã đạt mức kỷ lục mới 10,9 triệu thùng/ngày trong tháng Tám.Trong khi đó, sản lượng khai thác của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tiếp tục tăng và lần đầu tiên đạt ngưỡng 3 triệu thùng/ngày trong tháng Tám. Còn sản lượng của Iraq và Kuwait cũng đã tăng nhẹ từ tháng Bảy vừa qua.
Iran, nhà sản xuất có mức tăng sản lượng nhanh nhất trong OPEC thời gian qua sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Tehran được bãi bỏ hồi tháng 1/2016, vẫn duy trì sản lượng của tháng 8/2016 gần bằng mức trước khi bị cấm vận. Chính phủ Iran hiện đang tìm kiếm các nguồn đầu tư để tiếp túc thúc đẩy hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Trong số các nước thành viên OPEC, Nigeria ghi nhận mức giảm sản lượng lớn nhất do các cơ sở dầu mỏ của nước này liên tiếp bị các nhóm vũ trang tấn công phá hoại.Libya cũng đang đối mặt với tình trạng suy giảm sản lượng dầu mỏ do bất ổn an ninh và chính trị, trong khi hoạt động khai thác ở Venezuela bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela, Iran hợp tác bình ổn thị trường dầu mỏ
14:19' - 28/08/2016
Trong khuôn khổ chuyến thăm Venezuela của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, hai bên đã tìm kiếm các quan điểm đồng thuận về cách thức ổn định thị trưởng dầu mỏ.
-
Kinh tế Thế giới
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ do tác động của Brexit
06:13' - 15/08/2016
IEA đã cắt giảm dự báo mức tăng nhu cầu dầu cho năm 2017, do triển vọng yếu hơn của nền kinh tế thế giới sau cuộc trưng cầu ý dân của Anh về việc rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
-
Hàng hoá
Sản lượng dầu mỏ của Iran sẽ đạt 4 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2017
08:47' - 07/04/2016
Sản lượng dầu mỏ của Iran sẽ đạt 4 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2017, đồng nghĩa xuất khẩu dầu mỏ của nước này sẽ đạt khoảng 2,25 triệu thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thỏa thuận "đóng băng" sản lượng dầu mỏ: Iran được "đặc cách"
15:18' - 15/03/2016
Iran sẽ là "trường hợp đặc biệt" và không tham gia thỏa thuận "đóng băng" dầu mỏ. Tehran cho biết chỉ hạn chế sản lượng sau khi đạt 4 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cấm vận.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm Algeria đồng ý "đóng băng" sản lượng dầu mỏ
10:17' - 10/03/2016
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Salah Khebri ngày 9/3 cho biết nước này đồng ý với sáng kiến của Saudi Arabia và Nga là "đóng băng" sản lượng dầu mỏ nhằm đẩy giá dầu lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.