Sáng kiến liên kết ASEAN - 20 năm hình thành và phát triển
Nhân dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan từ 9-15/11/2020, Việt Nam sẽ là Chủ tịch Nhóm đặc trách Sáng kiến Liên kết ASEAN năm 2021, và kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) 2000-2020, Đại sứ Trần Đức Bình - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN- đã có bài viết cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về Sáng kiến này. IAI là một sáng kiến, một chương trình, một khuôn khổ quan trọng và dài hạn của ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, cũng như giữa ASEAN và phần còn lại của thế giới.
Do quan ngại về khoảng cách phát triển giữa nhóm 4 nước thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) với 6 nước thành viên còn lại của ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei (ASEAN-6), tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 4 tại Singapore tháng 11/2000, Lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí thông qua Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI).Trong Tuyên bố Hà Nội tháng 7/2021 về “Thu hẹp Khoảng cách Phát triển để Liên kết ASEAN chặt chẽ hơn”, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thành lập Nhóm đặc trách IAI, với thành viên là 10 Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của 10 nước tại ASEAN, có trụ sở tại Jakarta, Indonesia. Nhóm đặc trách IAI chịu trách nhiệm định hướng về chính sách và điều phối các Kế hoạch Công tác IAI và thường kỳ báo cáo lên Hội đồng Điều phối ASEAN (cấp Bộ trưởng).
IAI được triển khai thông qua các Kế hoạch Công tác IAI, với mục tiêu tập trung hỗ trợ các nước CLMV nhằm đạt các mục tiêu và cam kết chung của ASEAN, hướng tới hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước CLMV và các nước ASEAN-6.
Sau Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 1 (2002-2008) và Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 2 (2009-2015), Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 3 (2016-2020) được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 tháng 9/2016 tại Viêng-chăn, Lào.Kế hoạch giai đoạn 3 có 26 dòng hành động chính, 6 dòng hành động hỗ trợ và 45 đầu ra trên 5 lĩnh vực chiến lược: Thực phẩm và nông nghiệp; Thuận lợi hóa thương mại; Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs); Đào tạo; Y tế và Đời sống.
Tính đến ngày 01/10/2020, tổng cộng có 127 dự án đã được triển khai trong 22/26 dòng hành động (84,6%), với tổng kinh phí khoảng 30.79 triệu USD.
Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 4 (2021-2025) được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tháng 11/2020 tại Hà Nội. Kế hoạch này có tổng cộng 23 dòng hành động chính, 4 dòng hành động hỗ trợ và 31 đầu ra, được thiết kế để phù hợp với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn 4 sẽ giữ nguyên 5 lĩnh vực chiến lược của Kế hoạch giai đoạn 3 và cân nhắc thêm một số nội dung trong 3 lĩnh vực Cách mạng công nghiệp 4.0, Lồng ghép Giới và Xã hội (GESI) và Bền vững môi trường, do đây là 03 lĩnh vực được đánh giá là thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước CLMV trong vòng 5 đến 10 năm tới. Trong quá trình hình thành, phát triển IAI, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng ý tưởng và khuôn khổ IAI, cũng như tham gia soạn thảo và triển khai các Kế hoạch công tác IAI. Nhiều dự án trong các lĩnh vực chiến lược đã được các Bộ ngành của ta đề xuất và triển khai thành công trong suốt 20 năm lịch sử của IAI, mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung. Trong năm 2020, các dự án của Việt Nam đề xuất và triển khai tập trung vào các lĩnh vực Thực phẩm và nông nghiệp, Doanh nghiệp và Đào tạo. Tuy nhiên, trong các Bộ ngành, doanh nghiệp, cá nhân ở nước ta, nhận thức đúng về vai trò và lợi ích IAI vẫn còn ở mức thấp. Một số dự án triển khai đồng thời ở các nước CLMV bị chậm tiến độ do phối hợp giữa các đơn vị trong nước chưa thực sự tốt, cũng như do các đầu mối phụ trách bị phân tán nguồn lực triển khai do phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.Việt Nam có thể tích cực hơn, đề xuất nhiều dự án hơn, do các đối tác của ASEAN luôn sẵn sàng hỗ trợ. Vì vậy, để Việt Nam có thể tham gia IAI hiệu quả hơn nữa, ta cần đẩy mạnh tăng cường nhận thức về IAI và đẩy mạnh phối hợp giữa các Bộ, cơ quan chuyên ngành trong đề xuất cũng như triển khai các dự án của IAI.
Đứng trước thách thức của đại dịch COVID-19, Nhóm đặc trách IAI đã phát triển Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn 4 (2021-2025) với một trong những trọng tâm là xử lý các tác động của đại dịch, sử dụng hợp lý các nguồn lực, triển khai các dự án hiệu quả, đúng tiến độ và hỗ trợ Khung phục hồi tổng thể của ASEAN. Các đề xuất dự án phải có mục tiêu rõ ràng và khả thi, để bảo đảm kết quả triển khai. Từ năm 2018 đến năm 2019, Ban Thư ký ASEAN đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện Báo cáo về tình hình thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Báo cáo nhận xét giữa các nước CLMV và các nước ASEAN-6 vẫn còn khoảng cách phát triển khá lớn.Tuy nhiên, trong 20 năm qua, cùng sự hỗ trợ của IAI, các nước CLMV đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Trong một số tiêu chí nhất định, một số nước CLMV thậm chí đã đuổi kịp hoặc vượt qua một số nước ASEAN-6.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì các nước CLMV đuổi kịp các nước ASEAN-6, và làm sao để đánh giá toàn diện và chính xác vấn đề này? CLMV sẽ tiếp tục là đối tượng thụ hưởng chính của IAI trong bao nhiêu năm nữa?
ASEAN hiện cũng đang tiến hành đánh giá về khả năng Timor Leste tham gia ASEAN. Trong tương lai, nếu Timor Leste được chấp nhận tham gia ASEAN, thì ASEAN sẽ có 11 nước thành viên, và nhóm các nước cần thu hẹp khoảng cách phát triển có thể sẽ không còn là 4 nước CLMV nữa. Như vậy sau Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn 4 (2021-2025), điều gì sẽ chờ đợi IAI? Trong tình hình khu vực nhiều biến động, các nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, có lẽ ASEAN cần thêm thời gian để đánh giá chính xác và toàn diện hơn về vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển, cũng như tương lai của IAI.Trước mắt, ASEAN cần tập trung hoàn thành tốt việc triển khai Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn 4 (2021-2025). Đây là cơ hội để Việt Nam cũng như 3 nước CLM tiếp tục khai thác để có thể bứt phá, vươn lên sánh vai với các nước ASEAN-6 cũng như các nước trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung xem xét và cân nhắc về các định hướng mới cho khu vực
19:15' - 10/11/2020
Một trong những kết quả đạt được tại hội nghị Hôi đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN là thứ 19 là việc ký kết bản ghi nhớ về hàng rào phi thuế quan nhằm giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế giai đoạn hậu COVID-19
19:05' - 10/11/2020
Ngày 10/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức Hội nghị chung cấp cao với chủ đề “Đảm bảo tăng trưởng và tự cường trong Khu vực ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Hợp tác chặt chẽ đẩy lùi đại dịch COVID-19
17:46' - 10/11/2020
Chiều 10/11, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có buổi đối thoại trực tuyến dưới hình thức “Ba bên (troika) mở rộng” với Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ thúc đẩy ba chương trình nghị sự chính tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
17:36' - 10/11/2020
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan, Thái Lan sẽ nỗ lực thúc đẩy ba chương trình nghị sự chính là ứng phó với sự lây lan và tác động của COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội tốt cho sự hợp tác giữa Tp Hồ Chí Minh với các đối tác Tây Ban Nha
15:48'
Ngày 10/4, tại Hội trường Thống Nhất, Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang trong chuyến thăm và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công cầu Mã Đà nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
15:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 9/4/2025 về triển khai dự án cầu Mã Đà và các tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon
14:57'
Sáng 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon để trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Các mặt hàng xuất khẩu Lâm Đồng tiếp tục tăng trưởng mạnh
12:59'
Ngày 10/4, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, các mặt hàng xuất khẩu địa phương tiếp tục có sự tăng trưởng, sau 3 tháng đã đạt giá trị gần 300 triệu USD, tăng 30,27% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quyết tâm hoàn thành cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 7/2026
12:56'
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 169/TB-VPCP ngày 9/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình triển khai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ASEAN cần đoàn kết, bình tĩnh, bản lĩnh trong hợp tác với Hoa Kỳ
12:34'
Việt Nam cho rằng ASEAN cần đoàn kết, bình tĩnh, bản lĩnh trong hợp tác với Hoa Kỳ; ưu tiên thúc đẩy hợp tác với đối tác ngoại khối nói chung và Hoa Kỳ nói riêng trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc: Tìm giải pháp bù khối lượng chậm tiến độ
11:44'
Các chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu phải có giải pháp để bù lại khối lượng đã chậm, dự phòng thời gian trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy làm gián đoạn hoạt động thường ngày của nhân dân
11:22'
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị thi công trở lại một số hạng mục thủy điện Đăk Mi 1
10:32'
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã cho phép thi công trở lại một số hạng mục thuộc công trình thủy điện Đăk Mi 1 ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.