Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ
Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ.
Kề vai sát cánh cùng nhân dân
Sáng 12/9, tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, một số tuyến đường, khu dân cư bị ngập nước, người dân làng gốm lớn nhất miền Bắc phải nghỉ sản xuất, kinh doanh để chống lũ sông Hồng dâng cao.
Theo ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, trong lúc người dân gặp khó khăn, đơn vị bộ đội, công an đóng chân trên địa bàn đã có mặt kịp thời đưa xuồng cao su, tấm nổi, thuyền tôn hỗ trợ di chuyển, vận chuyển nhu yếu phẩm cho những khu vực đang bị ngập nước, giúp cuộc sống của người dân ổn định và đỡ vất vả hơn.
Mấy ngày gần đây, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại huyện Mỹ Đức, mưa lớn diện rộng khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập úng, nhà dân bị tốc mái, cây cối gãy, đổ. Tại các xã An Phú, Hợp Thanh, thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức) có hàng trăm héc-ta lúa, hoa màu bị hư hại cần nhanh chóng thu hoạch để chạy lũ.
Ngày 9/9, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ thuộc các đội nghiệp vụ, công an xã, thị trấn thuộc huyện Mỹ Đức lên đường thực hiện nhiệm vụ gia cố đê điều ngăn lũ; giúp gia đình chính sách, neo đơn, bằng mọi biện pháp, kịp thời di chuyển nhiều tài sản và đẩy nhanh việc thu hoạch lúa chín, hoa màu, sát cánh cùng nhân dân vượt mọi khó khăn.
Trong sáng 12/9, Công an huyện Mỹ Đức tổ chức hỗ trợ nhân dân thôn Đồng Chiêm, xã An Phú vận chuyển đồ đạc, lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm tránh ngập úng và tiếp tế thực phẩm cho nhân dân sau bão. Ngoài ra, lực lượng còn dầm mình dưới nước, tổ chức gặt lúa chạy lũ cho người dân nơi đây.
Tại huyện Đông Anh, ngày 11/9, nước sông Cà Lồ vượt mức báo động 3 là 0,6m, nguy cơ đe dọa an toàn đê, ảnh hưởng tới đời sống, vật nuôi của các hộ thôn Kim Tiên. Theo đánh giá của UBND huyện Đông Anh, đê sông Cà Lồ qua thôn có khoảng 200m đê bị xung yếu và 1.000m đê mặt bằng thấp nên khi trên báo động 3, nước có thể tràn qua đê, gây thiệt hại.
Trước tình thế nguy cấp, UBND huyện quyết định huy động khoảng 300 người gồm các lực lượng vũ trang, tình nguyện… hỗ trợ thôn Kim Tiên gia cố đê. Nhờ đó, đoạn xung yếu kể trên đã được tăng chiều cao so với mặt đê cũ là 0,7m, vững vàng hơn trước lũ dữ.
Đánh giá sự vào cuộc của lực lượng vũ trang huyện trong tham gia chống bão, lũ trên địa bàn, ông Hoàng Hải Đăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh chia sẻ, lực lượng công an, quân đội tận tụy, quên mình giúp người dân khắc phục hậu quả bão lũ, theo tinh thần "vì nhân dân phục vụ".
Các đồng chí không quản ngại khó khăn, đêm muộn hay sáng sớm, lao vào đảm đương việc khó, thậm chí nguy hiểm để bảo an toàn tính mạng, tài sản, vật nuôi cho người dân. Lực lượng vũ trạng huyện phối hợp các địa phương, đoàn thể, nhân dân hướng dẫn và hỗ trợ từng nhà dân di dời người, tài sản, vật nuôi khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Trong gian khó thắm tình quân dân
Huyện Phú Xuyên có trên 30km sông chảy qua, gồm các sông Hồng, Nhuệ, Duy Tiên, Lương, Vân Đình. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và nông nghiệp. Đặc biệt khu vực ven sông Hồng thuộc các xã Hồng Thái, Khai Thái, Quang Lãng..., các hộ xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nên khi mưa lũ nước sông dâng cao cũng là lúc các hộ đối mặt nguy cơ thiệt hại nặng.
Với trách nhiệm và tấm lòng của mình, Công an huyện huy động 100% lực lượng, phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24 giờ; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Ngày 11/9, dầm mình trong mưa lũ, các chiến sỹ công an, bộ đội, dân quân tự vệ huyện Phú Xuyên đã đưa đàn lợn của người dân tới nơi an toàn. Trước việc các lực lượng vũ trang tham gia giúp dân, không quản ngại nguy hiểm, Đại tá Trần Anh Tuấn, Trưởng Công an huyện bày tỏ "Có những vị trí nước ngập quá đầu nhưng càng nguy hiểm, chúng tôi càng phải cố gắng, dấn thân, bởi phía trước là sự an nguy lớn của người dân".
Trong mưa lũ hay thiên tai khốc liệt khác, chúng ta vẫn thấy sắc áo lính của lực lượng vũ trang Thủ đô sát cánh đồng hành cùng nhân dân. Thời gian này, cán bộ, chiến sỹ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quốc Oai phải phân tán làm nhiệm vụ ở nhiều nơi kịp thời phối hợp các lực lượng khác của địa phương, hỗ trợ nhân dân chống lũ, canh đê.
Với tinh thần “Vì nhân dân phục vụ”, sẵn sàng tham gia khi có yêu cầu bất kể ngày đêm, từ ngày 7/9 đến nay, lực lượng vũ trang huyện đều cắt cử cán bộ, chiến sỹ ứng trực 24/24 giờ bảo vệ khu vực xung yếu, trọng điểm ngập.
Chứng kiến cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự huyện nhiều đêm thức trắng cùng nhân dân ứng trực đắp đê sông Tích chống nước tràn, ông Tạ Văn Thu, Trưởng thôn Liệp Mai cho biết, thôn có khoảng 4.000 dân, chính quyền địa phương huy động tối đa nhân lực bảo vệ gần 4 km bờ bao quanh khu vực. Từ sáng 11/9 đến nay, Ban Chỉ huy Quân sự huyện hiệp đồng với Trung đoàn 102 cử 100 cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 102, Sư đoàn 308 tham gia hỗ trợ địa phương đắp chống tràn tuyến bờ bao quanh làng. Bà con trong thôn rất xúc động khi được chia sẻ nỗi vất vả.
Trong khó khăn, tình đoàn kết quân dân càng thắm thiết hơn, đẹp hơn, theo đúng tinh thần “nơi nào khó, có Bộ đội Cụ Hồ”. Chiều 12/9, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo Trung đoàn 692, Sư đoàn Bộ binh 301 huy động 200 cán bộ, chiến sỹ cùng các phương tiện cơ động đến xã Hợp Thanh (Mỹ Đức) giúp nhân dân gia cố bờ đê, ngăn lũ, bảo vệ tài sản của nhân dân. Tại đây, bộ đội dùng bao tải để chứa đất, sau đó dùng thuyền vận chuyển đến các điểm đê thấp để gia cố, ngăn nước tràn vào khu vực dân cư.
Hay tại xã Cổ Đô (Ba Vì), lực lượng dân quân phối hợp các đơn vị quân đội gặt lúa giúp nhân dân chống lũ để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng nhân dân.
Những ngày qua, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã đi kiểm tra tình hình mưa lũ tại các huyện Ba Vì, Mê Linh, Mỹ Đức.
Tại các nơi kiểm tra, các đồng chí đều chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự, Công an huyện huy động tối đa lực lượng, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tổ chức phương án bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống. Đồng thời yêu cầu cán bộ, chiến sỹ duy trì thường trực tại vị trí được phân công, đặc biệt là trọng điểm xung yếu đê, kè, cống kịp thời nắm bắt tình hình, tham mưu biện pháp xử lý sự cố có thể xảy ra từ sớm, từ xa.
Cùng với đó, các đơn vị chủ động rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông; kiểm tra, khởi động xuồng máy phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết; chủ động, tích cực phối hợp lực lượng chức năng và chính quyền địa phương sẵn sàng phương án hỗ trợ nhân dân chống lũ, hộ đê.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Phân luồng giao thông tại huyện ngập nặng Mỹ Đức từ 12/9
19:13' - 12/09/2024
Đường 419 (80 cũ) huyện Mỹ Đức, đoạn từ Km71+00 đến Km71+500 mặt đường ngập sâu trung bình từ 30 - 80cm thực hiện cấm toàn bộ các phương tiện lưu thông qua đoạn ngập.
-
Ý kiến và Bình luận
Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có xu hướng xuống
16:50' - 12/09/2024
Từ 15 giờ 30 phút đến đêm 12/9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2 và ở trên báo động 1.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đồng hành cùng hợp tác xã đưa công nghệ sạch vào sản xuất
16:34' - 12/09/2024
Liên minh Hợp tác xã Hà Nội cũng không ngừng hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn cải tiến mô hình sản xuất theo hướng "xanh", bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho các tuyến đê
14:58' - 12/09/2024
Ngày 12/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 16/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hội Cựu chiến binh TTXVN bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội”
18:08' - 21/11/2024
Hội Cựu chiến binh TTXVN phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội” tại xã Quảng Hưng, Quảng Trạch (Quảng Bình).
-
Đời sống
Ba câu hỏi giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer
15:20' - 21/11/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển một phương pháp đơn giản sử dụng 3 câu hỏi để giúp nhanh chóng phát hiện bệnh Alzheimer và chứng suy giảm nhận thức nhẹ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 21/11
05:00' - 21/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 21/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 21/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 20/11
05:00' - 20/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 20/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 20/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD
16:34' - 19/11/2024
Sau Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã có thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi ÖSD tại Việt Nam.
-
Đời sống
Đa dạng sản phẩm quà tặng ngày 20/11
10:47' - 19/11/2024
Ngoài những bó hoa tươi thắm, nhiều cửa hàng còn sáng tạo giỏ quà kết hợp hoa tươi với trái cây tiếp tục được nhiều người tiêu dùng săn đón nhờ sự độc đáo, bắt mắt.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/11
05:00' - 19/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 19/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/11
05:00' - 18/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 18/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Tuổi trẻ Kiên Giang khai thác tài nguyên bản địa để khởi nghiệp
19:08' - 17/11/2024
Chiều 17/11, tại tỉnh Kiên Giang đã diễn ra chung kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn tỉnh lần thứ IV năm 2024.