Sắp diễn ra Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam - Nhật Bản
Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác và sản phẩm y tế Việt Nam có cơ hội giao thương trực tuyến, kết nối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Theo Bộ Công Thương, thời gian qua ngành nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã có những bước phát triển khởi sắc.
Đặc biệt, Việt Nam đang trở thành trung tâm cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm dồi dào ở châu Á cho thế giới.
Nhiều sản phẩm của Việt Nam đang được chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng, hình thức và giá trị gia tăng với giá cả cạnh tranh, chắc chắn đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp và người dân Nhật Bản.
Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi kèm với nâng cao năng lực chế biến, đưa thương hiệu hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường nông sản.
Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo cam kết của các nước thành viên CPTPP, ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp.
Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 nước, tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, hợp tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.
Không chỉ có nhu cầu lớn đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm, Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn đối với sản phẩm y tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 chưa chấm dứt nên nhu cầu mua các sản phẩm y tế còn cao.
Về phía Việt Nam đang có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch COVID-19 như khẩu trang, găng tay y tế, kính bảo hộ y tế, quần áo phòng dịch.
Việc tham gia giao thương không chỉ là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp nông sản, thực phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch COVID-19 có điều kiện tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản./.
Tin liên quan
-
Thời sự
Sắp khai trương tuyến dịch vụ vận tải trực tiếp từ cảng Quy Nhơn đi Đông Bắc Á
15:24' - 02/06/2020
Thời gian ban đầu mỗi tháng tuyến dịch vụ này sẽ vận chuyển khoảng 1.400 container tương đương khoảng từ 17.000-19.000 tấn hàng hóa...
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.