Sắp khởi công dự án phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam
Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 931/QĐ-TTG ngày 4/8/2022.
Đây là dự án quan trọng, cấp bách trong lĩnh vực đường thủy nội địa, được ưu tiên đầu tư sử dụng vốn vay của nhà tài trợ nước ngoài.
Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án đường thủy hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo kế hoạch, khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 9/2023.
“Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phê duyệt dự án đầu tư ngay sau khi khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư được phê duyệt. Đồng thời, đàm phán Hiệp định vay WB từ quý IV/2023 và phấn đấu khởi công trong năm 2024", Bộ Giao thông Vận tải thông tin. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các địa phương nằm trong dự án khẩn trương hoàn thiện các thủ tục liên quan để sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo tiến độ của dự án. Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ chỉ đạo Ban quản lý các dự án đường thủy phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án này sử dụng vốn vay WB với mục tiêu chính là đầu tư, cải tạo đồng bộ các tuyến sông, kênh qua 8 tỉnh, thành phố phía Nam, gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, tạo động lực phát triển 2 hành lang vận tải thủy nội địa phía Nam, gồm lành lang Đông - Tây và hành lang Bắc - Nam để phát triển vận tải thủy, kè bờ bảo vệ bờ các tuyến sông, kênh.Đồng thời, góp phần rút ngắn quãng đường và thời gian vận chuyển so với tuyến hiện hữu, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền lưu thông, tăng năng lực cạnh tranh giữa đường thủy so với đường bộ.
Cụ thể, dự án sẽ cải tạo, nâng cấp hành lang Đông - Tây với chiều dài 197km qua sông Hậu, sông Trà Ôn, kênh Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, kênh Kỳ Hôn, kênh Rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắt Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải. Sau khi hoàn thành dự án, các tuyến thuộc hành lang này đạt cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa với chiều rộng luồng 55 m đối với kênh, 75 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu 3,3 m, bán kính cong tối thiểu 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất tàu tự hành trọng tải 1.500 tấn, đội sà lan 2x500 tấn, tàu container 3 lớp. Đối với hành lang Bắc - Nam dài 82km qua sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắt Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải. Sau khi nâng cấp, hành lang này sẽ đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng 60 m đối với kênh, 90 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu 7 m, bán kính cong tối thiểu 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất tàu trọng tải 3.000 - 5.000 tấn, tàu container 4 lớp. Bên cạnh đó, dự án còn tiến hành cải tạo nâng cấp cầu Trà Ôn và cầu Chợ Lách 2; xây dựng mới 6 bến khách ngang sông tại 3 vị trí cắt cong tại sông/kênh Măng Thít, Rạch Lá; hoàn trả đường dân sinh và 3 cầu dân sinh trên tuyến; xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, cống thoát nước và lắp đặt hệ thống báo hiệu trên tuyến. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là hơn 3.900 tỷ đồng và thời gian thực hiện 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực. Cơ cấu nguồn vốn của dự án, gồm vốn vay Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trị giá 2.479,417 tỷ đồng (tương đương 107,273 triệu USD) sử dụng cho chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT); vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia dự kiến 13,451 tỷ đồng (tương đương 0,582 triệu USD) sử dụng cho chi phí cập nhật báo cáo nghiên cứu khả thi.Vốn đối ứng của Chính phủ là 1.408,508 tỷ đồng sử dụng cho thuế, chi phí quản lý dự án, tư vấn trong nước và giải phóng mặt bằng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mở luồng đường thủy nội địa quốc gia nối sông Đáy với sông Ninh Cơ
10:26' - 16/09/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa chính thức ra quyết định công bố mở luồng đường thủy nội địa quốc gia kênh Nghĩa Hưng (kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ).
-
Doanh nghiệp
Bàn hợp tác logistics, chế biến nông sản giữa Cần Thơ và doanh nghiệp Trung Quốc
18:39' - 05/09/2023
Lãnh đạo Cần Thơ vừa có buổi làm việc với đoàn Tổng Lãnh sự Trung Quốc về việc thúc đẩy các hoạt động kết nối giao thương trên các lĩnh vực: logistics, chế biến nông sản...
-
Doanh nghiệp
Hoạch định các chính sách nhằm phát triển ngành logistics
20:55' - 27/08/2023
Các doanh nghiệp ngành logistics đang rất cần các quỹ đất riêng để phát triển kho bãi với giá cả hợp lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Hạ tầng chưa khớp nối - nhiều bến du lịch đường thủy tại Đà Nẵng bị bỏ hoang
10:14' - 24/08/2023
Hơn 5 năm qua, nhiều công trình cầu tàu, bến bãi phục vụ du lịch đường thủy nội địa tại thành phố Đà Nẵng đang bị bỏ hoang, không có khách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.