Sắp thông đường Thái Nguyên – Chợ Mới: Cơ hội cho Bắc Kạn và Thái Nguyên phát triển
Dự án xây dựng đường Thái Nguyên – Chợ Mới có chiều dài 40 km, với tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng sắp được thông xe hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh vùng núi Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Khi đó, tiềm năng, lợi thế của các địa phương sẽ được đánh thức. Tuy nhiên đây là dự án BOT, để hoàn vốn cho dự án sẽ phải tiến hành thu phí. Vậy, câu chuyện làm thế nào để người dân và doanh nghiệp nơi dự án đi qua ủng hộ việc thu phí đang được chính quyền địa phương, nhà đầu tư xem xét.
Rút ngắn thời gian còn hơn 2 giờ
Dự kiến dự án Thái Nguyên – Chợ Mới sẽ thông xe kỹ thuật vào giữa tháng 12 tới, tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế của phóng viên hiện đã có thể di chuyển gần hết tuyến đường bằng ô tô.
Một cảm xúc rất khó tả đối với người viết khi được đi trên con đường rộng thẳng tắp chạy xen giữa đồi, núi trập trùng xuyên qua những cánh rừng xanh ngắt dẫn đến những bản làng, nhà sàn thưa thớt.
Nếu đi từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn thì Quốc lộ 3 là con đường duy nhất, vì vậy nếu ai đã từng đi con đường này chắc chắn đều có chung một cảm nhận là đường khó đi vì phải “cua tay áo” đột ngột rất nhiều. Đây chính là một trong những rào cản khiến kinh tế tỉnh Bắc Kạn chưa thực sự khởi sắc thời gian qua.
Hiện thời gian di chuyển 70 km từ Hà Nội lên Thái Nguyên đã được rút ngắn còn 1 giờ nhờ có đường Quốc lộ 3B được hoàn thành từ năm 2014. Tuy nhiên, từ Tp. Thái Nguyên đến Tp. Bắc Kạn dù cũng chỉ có 80 km nhưng theo Quốc lộ 3 hiện nay mất khoảng 2,5 - 3 giờ.
Vì vậy, khi tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới được đưa vào sử dụng, tổng thời gian từ Tp Thái Nguyên - Tp Bắc Kạn dự kiến sẽ rút ngắn còn khoảng 1,5 giờ với xe khách, đối với xe con chỉ còn khoảng 1 giờ.
Thời gian di chuyển từ Hà Nội - Tp. Bắc Kạn cũng chỉ còn hơn 2 giờ - một con số mà trước đây ít ai dám nghĩ tới khi di chuyển từ Thủ đô lên Tp. Bắc Kạn.
Cũng trong dự án này, 25 km trên Quốc lộ 3 (đoạn qua huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên) đã được nhà đầu tư nâng cấp mở rộng để tăng tốc độ lưu thông.
Ông Lý Thái Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đánh giá: “Điểm nghẽn lớn nhất của kinh tế Bắc Kạn chính là hạ tầng giao thông. Tuyến đường tốc độ cao nối miền xuôi với Bắc Kạn là ước mơ ngàn đời của nhân dân Bắc Kạn, tạo ra trục phát triển cho địa phương”.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, trước hết, tuyến đường sẽ góp ngay vào tăng trưởng thông thương hàng hoá, nông sản cho tỉnh Bắc Kạn. Sau đó công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp không khói với các thắng cảnh như Hồ Ba bể, các hang động và quần thể An toàn khu tại Chợ Đồn sẽ đến gần hơn với du khách.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn cho rằng, cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới cùng với hệ thống đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 3 hội tụ về thị trấn Chợ Mới tới đây sẽ góp phần hình thành nên thị xã Chợ Mới trong tương lai gần.
So với cả nước, Bắc Kạn vẫn là địa phương được xếp vào tỉnh đặc biệt khó khăn. Dự án được triển khai được coi là quyết tâm lớn để mở hướng phát triển kinh tế -xã hội cho đồng bào dân tộc. Đến nay, chỉ có hơn 2 năm thi công được coi là thần tốc, tuyến đường đã hiện trọn hình hài, không lâu nữa sẽ thông xe, vượt tiến độ đề ra.
Ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông (Cienco4, đại diện liên danh nhà đầu tư: gồm Cienco4, Công ty Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Trường Lộc Việt Nam) cho hay, với lưu lượng xe không nhiều, thời gian thu phí dài, nên xét về hiệu quả kinh tế, dự án không thực sự hấp dẫn.
Tuy nhiên, Cienco 4 vẫn quyết thực hiện dự án không chỉ đơn thuần là mục tiêu kinh tế, lấy công ăn việc làm mà còn là thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội với đất nước.
Cần hài hòa lợi ích các bên
Dù mang ý nghĩa xã hội lớn nhưng việc lập trạm thu phí để thu hồi vốn cho dự án là một trở ngại được nhìn thấy trước. Theo phương án hoàn vốn, dự án sẽ lập trạm thu phí trên cả hai tuyến đường mới và cũ.
Nếu chỉ lập trạm thu phí trên tuyến mới, lưu lượng xe không đủ để hoàn vốn. Nhất là trong giai đoạn đầu tư ban đầu, tuyến đường mới có nhiều đường nhánh ra, không thể thu phí khép kín, phương tiện dễ dàng né trạm.
Khi phóng viên thực hiện cuộc khảo sát tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) gần khu vực dự định đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 3, nhiều người dân đã bày tỏ băn khoăn. Chị Nguyễn Thị Bích Hằng, cán bộ Công ty Than Khánh Hoà thường xuyên đi làm bằng ô tô cho hay, “lý tưởng nhất” chỉ nên thu ở đường mới; đường cũ dù được nâng cấp không nên thu.
Trường hợp thu hai tuyến, chị đồng tình đặt trạm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để nhận phần đóng góp nhiều hơn cho người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên, chị Hằng đề nghị giảm phí cho các hộ lân cận trạm, giám sát chặt khâu thu.
Nhiều nhà xe trên tuyến Bắc Kạn – Thái Nguyên nhìn thấy việc ảnh hưởng đến doanh thu, hoặc phải cộng vào giá vé. Nhưng cũng có nhiều người chấp nhận cái thiệt trước mắt để có cái lợi lâu dài.
Ông Nông Văn Bào, Phó Giám đốc Công ty Vận tải và Dịch vụ xây dựng Bắc Kạn chia sẻ: “Nếu thông tuyến, chắc chắn chúng tôi sẽ cho xe khách chạy vào tuyến mới để rút ngắn thời gian và tiết kiệm nhiên liệu. Tôi nghĩ rằng khi xe chạy nhanh, khách du lịch, người buôn bán sẽ lên Bắc Kạn nhiều, chắc chắn doanh thu sẽ tăng”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Lý Thái Hải, cho rằng, tâm lý người dân không ai muốn bị thu phí. Tuy nhiên, vì ngân sách không bố trí được phải thực hiện bằng phương thức xã hội hoá, nhà đầu tư phải thu phí hoàn vốn.
“Tỉnh sẽ có những biện pháp tuyên truyền vận động để người dân hiểu và thấy những lợi ích của dự án sẽ đem lại cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” – ông Lý Thái Hải cho hay.
Đánh giá về việc dự án mang lại lợi ích lớn hơn cho cả tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng nhưng trạm thu phí đặt ở địa bàn Thái Nguyên, ông Lý Thái Hải nói: “Thái Nguyên và Bắc Kạn là anh em thời cùng ngôi nhà chung Bắc Thái. Giờ người em Bắc Kạn còn khó khăn, chúng tôi rất mừng khi nhân dân và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên san sẻ điều này”./.
Theo Thông tư thu phí của dự án đã được ban hành, mức phí qua trạm của cả tuyến Quốc lộ 3 và Thái Nguyên - Chợ Mới cùng ở mức 35.000 đồng/lượt đối với xe dưới 9 chỗ ngồi.
Người dân địa phương, người qua trạm thường xuyên được áp dụng chính sách bán vé tháng là 1.050.000 đồng/tháng (bằng mức phí 1 lượt x 30 ngày nhưng có thể đi nhiều lượt mỗi ngày); vé quý tiếp tục giảm so với vé tháng 10%.
Nhà đầu tư sẽ nghiên cứu thêm các chính sách ưu tiên, giảm giá vé cho các hộ dân cạnh trạm thu phí.
>>> Công bố quy hoạch xây dựng liên tỉnh Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Bộ Công an, Bộ Tài chính cùng giám sát thu phí BOT
19:33' - 09/11/2016
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mời Bộ Công an, Bộ Tài chính tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động thu phí đối với các Trạm thu phí BOT.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát thu phí trong 10 ngày tại dự án BOT Quốc lộ 51
15:23' - 31/10/2016
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác thu phí đối với các trạm thu phí BOT Quốc lộ 51 do Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 51 quản lý và khai thác trong vòng 10 ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.