Saudi Arabia đặt sức ép lên các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ
Hai nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới là Saudi Arabia và Nga đã có sự bất đồng về việc cắt giảm sản lượng, nhằm kiềm chế đà sụt giảm của giá dầu thô trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Sự chia rẽ này đã khiến các thị trường lâm vào thế "rơi tự do". Giá dầu giảm tới 30% trong ngày 9/3, mức sụt giảm sâu nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 cho đến nay. Giá trị các cổ phiếu cũng đi xuống, cuốn trôi nhiều tỷ đô la trên thị trường chứng khoán thế giới.Tại cuộc họp ngày 6/3, các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã không thể đi đến nhất trí về việc cắt giảm sản lượng. Diễn biến này cho thấy sự suy giảm ảnh hưởng của OPEC. Một trong số các mục tiêu của nhóm đặt ra là cùng nhau đảm bảo giá dầu ổn định. Điều này được hiểu là giữ giá dầu đủ thấp để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, nhưng đủ cao để duy trì bền vững cho ngân sách của các nước thành viên OPEC. Tuy nhiên, OPEC không nắm giữ các hoạt động sản xuất trên thế giới. Sự lớn mạnh của các nhà sản xuất dầu của Mỹ, nước đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong hơn một thập kỷ qua, đã nâng cấp ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.Kể từ năm 2016, Saudi Arabia đã dựa vào các nước khác bên ngoài nhóm liên kết khống chế thị trường dầu mỏ, với vai trò đáng kể là Nga, để giúp nước này có ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường liên minh OPEC+. Việc Nga cuối tuần trước từ chối không tham gia vào việc cắt giảm sản lượng dầu đã khiến Saudi Arabia quyết định phát động cuộc chiến giá dầu, bằng cách đẩy mạnh sản lượng dầu của mình và giảm giá bán dầu thô. Mục đích của Saudi Arabia một phần là nhằm tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất dầu đá phiến đang rơi vào tình trạng nợ nần của Mỹ và muốn giành được thị phần từ Nga. Tuy nhiên, biện pháp này có thể sẽ gây tổn hại đáng kể cho tất cả các bên liên quan.Ngày 9/3, Nga tuyên bố bắt đầu bước vào cuộc chiến về giá và cho biết nước này có thể kham được giá dầu dao động trong mức 25-30 USD/thùng trong vòng 6-10 năm. Tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft dự định sẽ tăng sản lượng dầu vào tháng tới. Một thời kỳ duy trì giá dầu thấp có thể là tin xấu cho ngành công nghiệp dầu mỏ vốn không còn được các nhà đầu tư ưa chuộng do những tác động của ngành này đối với môi trường. Điều này sẽ khiến các nhà nhà sản xuất lớn phải nhìn lại các chính sách chia cổ tức của mình và cắt giảm chi tiêu.Các công ty năng lượng là những nhà phát hành lớn nhất các trái phiếu có lợi suất cao đầy rủi ro, và chiếm tới hơn 11% của thị trường trái phiếu lợi suất cao. Ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ là một trong số những nhà sản xuất thua lỗ lớn nhất. Thậm chí trước cả khi dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ, đã có mối quan ngại lớn về “sức khỏe” của ngành công nghiệp dầu khí liên quan đến vấn đề nợ nần.Việc giá dầu liên tục giảm, và có thời điểm hạ xuống còn 30 USD/thùng trong phiên ngày 9/3, sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty nhỏ. Các chiến lược giảm rủi ro có thể giúp ứng phó với tình trạng này, nhưng việc giá dầu ở mức 30-35 USD/thùng sẽ khiến hàng loạt công ty thuộc lĩnh vực dầu đá phiến Mỹ không thể có lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng rất thờ ơ, không mặn mà với việc đổ thêm tiền để giúp các công ty này.Tuy nhiên, cũng có những điểm sáng trong cuộc chiến giá dầu. Giá dầu thấp hơn sẽ có lợi cho một số ngành công nghiệp như ngành hàng không, nhưng đối với nhiều hãng hàng không, điều này không thể bù đắp cho sự sụt giảm lượng hành khách mà các hãng đang đối mặt do kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn.Những người lái xe cũng sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu giảm mạnh như thời điểm trước đây khi Saudi Arabia để cho thị trường rơi vào tình trạng dư cung. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, có ít bằng chứng cho thấy nhu cầu sẽ tăng lên do giá dầu thấp. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 9/3 lên tiếng cảnh báo rằng nhu cầu về “vàng đen” trên toàn cầu năm 2020 sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Liệu thỏa thuận sản lượng đổ vỡ có dẫn đến một cuộc chiến giá dầu?
05:00' - 11/03/2020
Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến giá dầu nhắm tới đối thủ lớn nhất của nước này là Nga, sau khi Nga từ chối tham gia nỗ lực cắt giảm sản lượng cùng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
-
Kinh tế Thế giới
OPEC cắt giảm sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày
19:51' - 05/03/2020
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 5/3 đã nhất trí cắt giảm sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong quý II/2020 nhằm hỗ trợ giá dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng dầu thô của Canada sẽ tăng 50% trong 20 năm tới
08:27' - 04/12/2019
Báo cáo mới công bố của Cơ quan Quản lý năng lượng Canada nhận định sản lượng dầu thô của quốc gia Bắc Mỹ này tới năm 2040 sẽ tăng gần 50%, lên khoảng 7 triệu thùng/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
IEA: Thị trường dầu mỏ phục hồi nhanh nhờ nỗ lực khôi phục sản lượng của Saudi Arabia
19:22' - 11/10/2019
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định các thị trường dầu mỏ toàn cầu đã phục hồi nhanh chóng sau các vụ tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ chủ chốt của Saudi Arabia.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16'
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25'
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.
-
Hàng hoá
Bước vào thế giằng co cung-cầu, giá dầu giảm 12% trong tuần qua
12:59' - 28/06/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/6, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 4 xu (0,1%) lên 67,77 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 28 xu (0,4%), chốt phiên ở mức 65,52 USD/thùng.