Sẽ đánh giá lại công trình hồ Dầu Tiếng
Buổi làm việc chiều 2/5 bàn về các nội dung tỉnh Tây Ninh và Công ty Thủy lợi Dầu Tiếng kiến nghị như sớm điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa nước Dầu Tiếng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; về đầu tư nguồn vốn sửa chữa, nâng cao an toàn cho hồ nước cũng như các kênh chính Đông, chính Tây; sớm triển khai dự án lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng về cung cấp cho các nhà máy nước của Thành phố Hồ Chí Minh; bổ sung quy hoạch hồ Dầu Tiếng theo hướng phát triển đa mục tiêu, trong đó có khai thác nguồn tài nguyên (nước, cát, sỏi) bền vững, phát triển du lịch.
Tham gia buổi làm việc còn có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Trần Lưu Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tân và một số sở, ngành của tỉnh Tây Ninh.
Báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết, hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa là hệ thống thủy nông có quy mô lớn nhất nước hiện nay.
Vị trí hồ nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, thuộc phạm vi 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Hồ có dung tích chứa 1,58 tỷ m3 nước, diện tích mặt nước đạt 2.700 km2. Nhiệm vụ chính của hồ là tưới trực tiếp cho 100.000 ha đất nông nghiệp (Tây Ninh 76.000 ha, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh 12.000 ha, Long An 12.000 ha).
Ngoài ra, hồ Dầu Tiếng còn tạo nguồn tưới cho vùng hạ du sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông thêm trên 40.000 ha; đồng thời cung cấp nguồn nước sinh hoạt tương ứng 3,7 triệu m3/ngày đêm cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và TP. Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nguồn tài nguyên nước từ trước và hiện nay được xác định là hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.
Riêng tỉnh Tây Ninh có công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng rất quý giá, với trữ lượng 1,5 tỷ m3. Qua 32 năm quản lý, sử dụng các ngành, địa phương đã khai thác tốt tiềm năng này.
Ngoài việc sử dụng tưới cho 108.000 ha cây trồng nông nghiệp, nguồn nước hồ Dầu Tiếng còn được sử dụng cho hoạt động sản xuất công nghiệp rất có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho người dân các tỉnh vùng hạ du, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Quan trọng hơn nữa là các địa phương, các ngành đã từng bước cùng nhau tham gia quản lý, bảo vệ tuyệt đối an toàn hồ nước, công tác vệ sinh môi trường và khai thác tiềm năng, lợi thế của hồ Dầu Tiếng đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu những bất cập của hồ Dầu Tiếng mà các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm xử lý trong thời gian tới là công trình đưa vào sử dụng đã 32 năm, các hạng mục đập chính, đập phụ, cống tràn xả lũ... xuống cấp; hoạt động khai thác tài nguyên (sử dụng nguồn nước, khai thác cát, sỏi...) trong hồ chưa được quản lý chặt chẽ, gây thất thoát lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên trong hồ; việc vận hành, điều tiết nguồn nước trong hồ trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay đã lạc hậu, không kịp thời; công tác quản lý, khai thác ở từng địa phương còn chồng chéo, chưa thống nhất, kém hiệu quả... Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sắp tới sẽ cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các ngành, địa phương liên quan sẽ đánh giá tổng quan, toàn diện lại công trình hồ Dầu Tiếng, để có cơ sở quy hoạch, đầu tư, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trong hồ đạt hiệu quả theo hướng khai thác đa mục tiêu, trong đó có mục tiêu phát triển du lịng nguồn nước và an toàn của hồ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng hoan nghênh lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đã kịp thời cho tạm dừng các điểm khai thác cát sỏi trong hồ Dầu Tiếng để chấn chỉnh, đánh giá lại hoạt động khai thác nguồn tài nguyên này, đưa vào quản lý cho có hiệu quả và bảo đảm an toàn hồ đập./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng
19:03' - 20/04/2017
Ngày 20/4 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc đã ký văn bản số 1003/UBND-KNT yêu cầu tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh cát trong hồ Dầu Tiếng kể từ ngày 24/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng trăm vó cá xuất hiện bất thường trên lòng hồ Dầu Tiếng
09:29' - 18/04/2017
Tình trạng nhiều cư dân đến cư ngụ trên mặt nước hồ Dầu Tiếng và dựng hàng trăm vó cá khai thác theo kiểu tận diệt, gây cản trở hoạt động giao thông đường thủy đang gây bức xúc cho người dân nơi đây.
-
Kinh tế và pháp luật
Cây rừng phòng hộ Dầu Tiếng bị "bức tử" bằng chất độc
17:56' - 08/03/2017
Từ đầu tháng 3/2017 đến nay, đã phát hiện tổng cộng 124 cây rừng tự nhiên gồm cây cầy (kơ nia), cám, bằng lăng... có đường kính từ 10 cm đến 45 cm bị kẻ xấu lén lút khoan lỗ, vạt vỏ cây...
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị đầu tư đường ống dẫn nước sinh hoạt từ hồ Dầu Tiếng về Tp. Hồ Chí Minh
16:36' - 12/02/2017
Nếu không tách hệ thống cấp nước sinh hoạt, công nghiệp ra khỏi kênh chính Đông phục vụ trực tiếp cho Tp. Hồ Chí Minh thì không đảm bảo chất lượng nước và gây thất thoát khối lượng nước rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).