Sẽ sớm có kết quả thử nghiệm kit thử nhanh chủng virus Corona mới trên mẫu bệnh phẩm thực
Ngày 11/2, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Tiến sĩ Lê Quang Hoà, đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Ngày 11/2, nhóm bắt đầu thử nghiệm kit thử nhanh chủng virus Corona mới (2019-nCoV) trên các mẫu bệnh phẩm thực do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Các hoạt động thử nghiệm này sẽ được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Kết quả thực nghiệm dự kiến sẽ có vào cuối tuần này.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Quang Hòa đã thông báo kết quả nghiên cứu chế tạo thành công kit thử nhanh chủng virus Corona mới (2019-nCoV) dựa trên kỹ thuật RT-LAMP. Đây là một kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt axit nucleic chuyên dùng để phát hiện RNA (Axit ribonucleic) của các loại virus gây bệnh.
Nhóm nghiên cứu gồm 10 thành viên đã bắt đầu nghiên cứu bộ kit phát hiện nhanh chủng virus Corona mới (2019-nCoV) từ ngày 15/1/2020, ngay sau khi Trung Quốc công bố trình tự hệ gene của chủng virus này.
Nguyên lý của kỹ thuật RT-LAMP mà nhóm áp dụng là kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt axit nucleic, trong đó giai đoạn phiên mã ngược, giai đoạn khuếch đại đều được thực hiện tại một nhiệt độ duy nhất với khả năng khuếch đại DNA lên đến trên một tỷ lần. Đặc biệt, phản ứng dương tính được phát hiện trực tiếp bằng mắt thường dựa trên việc đổi màu dung dịch, giúp rút ngắn và đơn giản hóa quy trình phân tích.
Tổng thời gian phân tích là 70 phút với các giai đoạn: Tách chiết RNA của virus (30 phút), chuẩn bị và tiến hành phản ứng RT-LAMP (40 phút).
Một ưu điểm nổi bật khác của sinh phẩm RT-LAMP so với quy trình real-time RT-PCR (phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực) tiêu chuẩn là tính đơn giản, không yêu cầu trang thiết bị phức tạp. Điều này giúp sinh phẩm RT-LAMP có thể được sử dụng ngay từ bệnh viện tuyến huyện và các bệnh viện dã chiến khi dịch bùng nổ, giúp khoanh vùng dịch, hạn chế sự lây lan.
Đặc biệt, giá thành sản xuất mỗi test của nhóm nghiên cứu là 350.000 đồng, trong khi đó giá sản xuất bộ test RT-PCR là 1 triệu đồng. So với các kỹ thuật sinh học phân tử khác, RT-LAMP yêu cầu thiết bị đơn giản chỉ cần một bể ổn nhiệt giúp ứng dụng ngay tại hiện trường, độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tương đương với real-time RT-PCR.
Tiến sĩ Lê Quang Hòa cũng chia sẻ: Khi thực hiện trên các mẫu giả nhiễm sử dụng RNA tổng hợp nhân tạo, kết quả thu nhận được đều chính xác. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được với các mẫu bệnh phẩm thực nên nhóm nghiên cứu chưa xác định được độ chính xác của sinh phẩm trên các mẫu bệnh phẩm lâm sàng.
Để ứng dụng rộng, nhóm nghiên cứu cần có tối thiểu 12 mẫu RNA của chủng nCoV để nội kiểm, đồng thời cần thử nghiệm liên phòng trước khi đăng ký sản phẩm và sản xuất hàng loạt. Khi có mẫu bệnh phẩm thực, sau 3 ngày, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra kết quả.
Trong cuộc họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch vào sáng 10/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đã đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp chặt chẽ với các nhóm nghiên cứu và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, triển khai sản xuất kit xét nghiệm, đồng thời đánh giá hiệu quả, an toàn sinh học… của các sinh phẩm này trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi.
Ngay trong chiều 10/2, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Quang Hoà đã làm việc với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và thống nhất tiến hành thử nghiệm trên mẫu bệnh phẩm thực từ ngày 11/2.
Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ: Một sản phẩm y tế sử dụng trong xét nghiệm dù không trực tiếp điều trị nhưng liên quan đến việc ra quyết định chỉ định điều trị của bác sĩ, liên quan mật thiết đến sức khỏe của người được xét nghiệm nên cần độ chính xác cao. Trong trường hợp nếu có dịch bệnh, kết quả xét nghiệm còn giúp cho việc cách ly, xử lý ổ dịch. Do đó, trước khi sử dụng chính thức, các kit, test nhanh cần được thử nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm, khẳng định về chất lượng và độ chính xác.
Các chuyên gia về cận lâm sàng cũng cho biết thêm, để khẳng định kết quả xét nghiệm, cần có các chứng dương (giúp đối chiếu, xác định tính chính xác của xét nghiệm). Bên cạnh đó, các kit, test nhanh là xét nghiệm mang tính sàng lọc, giúp cho chẩn đoán sớm hơn nhưng không phải là cơ sở cuối cùng khẳng định kết quả xét nghiệm, bởi sau đó vẫn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để kết luận ca bệnh.
Phó Giáo sư Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Một trong những lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên của nhà trường là khoa học và công nghệ sức khoẻ. Mới đây, một nhóm nghiên cứu của trường (do Phó Giáo sư Trương Quốc Phong, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm chủ trì) cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho quy trình sản xuất que thử phát hiện nhanh virus rota (virus gây tiêu chảy). Giải pháp này được đánh giá cao bởi giá thành thấp, hiệu quả cao, phù hợp với việc chẩn đoán các chủng virus rota lưu hành tại Việt Nam./.
>>Cập nhật tin tức mới nhất về dịch do virus Corona tại đây
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật mới nhất về dịch do virus Corona đến sáng 11/2
08:46' - 11/02/2020
Ngày 10/2, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh chiến thắng chắc chắn của người dân Trung Quốc trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh do virus Corona gây ra với các biện pháp quyết đoán hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với virus Corona
08:26' - 11/02/2020
Sáng 11/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).
-
Kinh tế Thế giới
Bắt đầu thử nghiệm trên chuột vaccine ngừa virus corona chủng mới
21:57' - 10/02/2020
Một loại vaccine chống chủng mới của virus corona (2019-nCoV) đã bắt đầu được thử nghiệm trên động vật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 và những điều thí sinh không được phép làm
18:39'
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông sẽ diễn ra từ ngày 7-8/7/2022. Trước đó, chiều 6/7, các thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm hơn 6.000 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
18:30'
Bản tin mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.179 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.715.163 ca
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Cháy căn hộ chung cư New Horizon, 1 thiếu niên được cứu thoát
17:49'
Lãnh đạo UBND phường Mai Động (Hoàng Mai) xác nhận, lực lượng chức năng đã kịp thời dập tắt vụ hỏa hoạn, cứu 1 nam thiếu niên khỏi vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ 15 ngày 4/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe buýt rơi xuống vực ở Ấn Độ khiến 12 người thiệt mạng
15:49'
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 12 người thiệt mạng và một số người khác bị thương khi chiếc xe buýt chở khách rơi xuống vực sâu tại bang miền núi Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch của cố đô Kyoto (Nhật Bản) hồi sinh sau đại dịch
15:40'
Hàng triệu lượt du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á từng tới chợ Nishiki ở cố đô Kyoto của Nhật Bản trước khi các hạn chế nhằm kiểm soát dịch được thực hiện hai năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/7
15:30'
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Hai ngày 4 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
An Giang: Nguy cơ sạt lở bờ sông Kênh Xáng
15:20'
Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết, đang cập nhật tình hình rạn nứt đất dọc bờ sông Kênh Xáng, trên địa bàn thị xã Tân Châu.
-
Kinh tế & Xã hội
Huy động tối đa cho việc tìm kiếm công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện
15:15'
Đến 14 giờ ngày 4/7, lực lượng chức năng vẫn đang huy động tối đa nhân lực, phương tiện tìm kiếm công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện tại bản Phi Lĩnh, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên).
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/7
15:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, thứ Hai ngày 4 tháng 7 năm 2022.