Sẽ thay thế nhà thầu nếu để dự án chậm tiến độ
Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực, giải tỏa ách tắc giao thông trên địa bàn nhưng hiện nay nhiều dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội đang bị chậm tiến độ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Lỡ hẹn vì chậm tiến độ
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội với tổng mức đầu tư 32.910 tỷ đồng do Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư đến nay đã ký hợp đồng 6 gói thầu; trong đó 5 gói thầu xây lắp đang thi công. Dự án khởi công từ năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2018 và đi vào vận hành năm 2019.
Nhưng đến nay, dự án này mới hoàn thành được 50% đoạn tuyến trên cao và cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật nhà ga - depot; thi công được một số ga trên cao… Riêng gói thầu số 6 mua sắm đầu máy toa xe, thiết bị depot, tín hiệu, thông tin và cấp điện đang vướng thủ tục về tình huống đấu thầu có thể làm chậm tiến độ dự án.
Hạng mục thi công đoạn đường sắt đi ngầm khoảng 4 km từ nút giao Deawoo đến ga Hà Nội đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng các công trình ngầm, nổi để phục vụ thi công.
Để đảm bảo tiến độ đề ra, thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu, đặc biệt 4 km đoạn đi ngầm, từ nút giao Daewoo đến ga Hà Nội và phối hợp với Nhà tài trợ xử lý vướng mắc ở gói thầu thiết bị trong tháng 9/2016.
Dự án tuyến buýt nhanh khối lượng lớn (BRT), một hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội dự định đưa vào khai thác cuối năm 2016 nhưng đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc.
Mặc dù làn đường dành cho xe buýt và các nhà chờ trên tuyến đã thi công xong, phương tiện đã được chuẩn bị nhưng phương án tổ chức giao thông, thiết kế kỹ thuật cho việc vận hành dự án vẫn còn chưa được quyết định dẫn đến hoàn thiện toàn bộ hạ tầng cho tuyến buýt này chưa thể thực hiện.
Ngày 22/10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội bắt đầu tiến hành rào chắn thi công gia cố cầu vượt Láng Hạ- Thái Hà, bảo đảm tải trọng xe buýt khối lượng lớn. Do đó việc đưa tuyến buýt này vào vận hành khó có thể đúng như kế hoạch đề ra.
Khổ vì mặt bằng
Dự án mở rộng đường vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng khởi công cách đây gần 4 năm, sau khi được gia hạn, dự kiến dự án này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Nhưng đến nay, chỉ còn hơn hai tháng nữa là kết thúc dự án nhưng khối lượng giải phóng mặt bằng tại địa bàn quận Đống Đa vẫn còn ngổn ngang.
Chia sẻ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Hoàng Giáp cho biết, dự án mở rộng đường vành đai II, đoạn Ngã tư Sở - Ngã tư Vọng bắt đầu triển khai từ năm 2010.
Nhưng đến nay, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận mới thực hiện được 171 phương án của các hộ dân và 23 cơ quan, còn phải thu hồi đất của 331 hộ dân và 2 cơ quan nữa, chủ yếu ở khu vực nút Ngã tư Vọng và đoạn từ Tôn Thất Tùng đến Ngã Tư Sở. UBND quận Đống Đa đang tiếp tục giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp còn lại.
Hiện nay, mặt bằng đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Tôn Thất Tùng đã cơ bản giải quyết xong, quận đang phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện các phương án để bàn giao mặt bằng đoạn này vào cuối tháng 11.
Riêng đoạn từ Tôn Thất Tùng đến Ngã tư Sở vẫn còn gần 300 phương án, quận đang trong giai đoạn rà soát xác định nguồn gốc đất, tài sản trên đất cho các hộ gia đình để thu hồi nốt.
Để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có các văn bản điều chỉnh về giá đất, giá bán nhà tái định cư cũng như chuẩn bị xong quỹ nhà tái định cư cho nhân dân.Dự kiến, việc đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, hỗ trợ tái định cư, nhà tái định cư cho các hộ dân sẽ được thực hiện từ nay cho đến 31/11 và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư vào trung tuần tháng 12/2016.
“Sau khi thành phố điều chỉnh giá đất và có quỹ nhà tái định cư, cơ bản người dân đã đồng thuận, chỉ còn vướng mắc ở một số gia đình liên quan đến nguồn gốc đất, các vị trí đất cũng như đất ngoài sổ. Chúng tôi đang tiến hành điều tra, thu thập bổ sung để có xem xét điều chỉnh cho nhân dân. Các trường hợp này cũng kết thúc công tác điều tra, vận động nhân dân bàn giao mặt bằng để hoàn thành trong năm 2016”, ông Nguyễn Hoàng Giáp cho biết.
Theo Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, Phạm Đình Tuấn, hiện mặt bằng thuộc địa bàn quận Thanh Xuân đã cơ bản hoàn thành và bàn giao cho đơn vị thi công, “có mặt bằng đến đâu, thi công đến đấy”.Nhưng khối lượng mặt bằng ở địa bàn quận Đông Đa vẫn còn khá lớn chưa thu hồi được. Hiện nay, quận đang tập trung thu hồi đất, phấn đấu hoàn thành tuyến đường vào quý 1 năm 2017.
Việc dự án chậm tiến độ đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Anh Hoàng Anh, số nhà 15, ngõ 103 đường Trường Chinh than thở, “Đoạn này thi công 3 năm rồi, đường ống điện, nước, cáp viễn thông… lẫn lộn, ông này đào xuống, ông kia lại lôi lên rất bất hợp lý. Thời gian thi công kéo dài gây bụi bặm.
Hào thi công trước cửa nhà dân sâu, rộng đến 4,5m, người dân phải bắc cầu tạm qua để đi lại nhưng cũng rất khó khăn, chưa kể nước mưa, rác thải đọng rất mất vệ sinh. Đề nghị các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, làm đến đâu gọn đến đấy để người dân có chỗ đi lại, sinh hoạt".
Tại công trình nút giao Ngã tư giao cắt giữa đường Nguyễn Văn Cừ và đường 5, mặc dù thành phố chỉ đạo các đơn vị phải tập trung mọi nguồn lực, bảo đảm đúng tiến độ thi công trong hai năm 2014-2015.
Tuy nhiên, ngoài hạng mục cầu vượt qua nút giao được xây dựng xong trước thời hạn 8 tháng và đi vào khai thác từ năm 2015, các hạng mục còn lại vẫn đang trong quá trình thi công.
Ông Nguyễn Lập Sơn, Giám đốc tư vấn dự án cho biết, đây là công trình lớn lại thi công ở cửa ngõ Thủ đô nên gặp nhiều khó khăn, rất khó để bảo đảm tiến độ công trình.
Không chỉ điều kiện thi công khu vực nút giao thông lưu lượng phương tiện qua lại đông dễ gây ùn tắc mà còn bởi một hệ thống dày đặc các công trình hạ tầng cấp nước, thoát nước, cáp điện, cáp thông tin của quân sự, dân sự…, phải tính toán, di chuyển rất cẩn thận, thậm chí có công trình phải thực hiện di chuyển bằng phương thức đào bới thủ công rất mất thời gian.
Yếu tố thời tiết mưa nhiều cũng làm chậm tiến độ thi công dự án.
Hiện nay, đơn vị thi công đang hoàn thiện hệ thống đường nội đô và xây dựng hai hầm chui qua đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng.
Do việc thi công hầm chui qua đường sắt không đơn giản trong điều kiện vẫn phải đảm bảo chạy tàu, Ban quản lý Hạ tầng Tả Ngạn – Đơn vị Chủ đầu tư đang đề nghị thành phố tiếp tục cho lui kế hoạch hoàn thành toàn bộ nút giao vào tháng 12 tới.
Sẽ thay thế nhà thầu không đủ năng lực
Trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội tập trung nguồn lực thực hiện hàng loạt công trình giao thông trọng điểm và cấp bách nhằm nâng cao năng lực, hoàn thiện hạ tầng giao thông, chống ùn tắc và tai nạn giao thông. Việc triển khai đã được Thành ủy – Hội đồng nhân dân và UBND thành phố quyết liệt chỉ đạo, điều hành nhưng còn một số dự án triển khai chậm, gây bức xúc cho người dân.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016 – 2020, tại cuộc họp giao ban công tác với các sở, ngành quận huyện diễn ra mới đây, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã quyết liệt chỉ đạo UBND thành phố rút kinh nghiệm việc triển khai các công trình trong giai đoạn trước.
Trong giai đoạn 2016-2020 các cấp từ thành phố đến cấp quận, huyện, thị xã nâng cao trách nhiệm quyết liệt giải phóng mặt bằng cho các dự án trọng điểm, tích cực tháo gỡ khó khăn cũng giải quyết vướng mắc về cơ chế chính sách trong giải phóng mặt bằng.
Đối với công trình chậm tiến độ cần xem xét, đánh giá lại chủ đầu tư, kiên quyết thay thế những chủ đầu tư thiếu trách nhiệm hoặc năng lực không bảo đảm để hoàn thành công trình đúng tiến độ đề ra. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn đối với những công trình triển khai đúng tiến độ, sớm đưa vào khai thác, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung kế hoạch vốn đối ứng cho một số dự án ODA
09:19' - 22/10/2016
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và tư thông báo cụ thể danh mục, mức vốn cho Bộ Giao thông vận tải và 9 địa phương, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Thưởng 2 triệu USD cho nhà thầu phụ vượt tiến độ
15:51' - 14/10/2016
Ngày 14/10, tại Hà Nội, 20 nhà thầu đang tham gia xây dựng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã ký cam kết đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội chỉ duy trì cắt cỏ thường xuyên tại một số khu vực
19:58' - 12/10/2016
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đơn giá duy trì thảm cỏ, cây hoa, cây cảnh trong công viên vườn hoa, dải phân cách, khu đô thị, nhìn chung sẽ giảm khoảng 40% so với đơn giá trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long phiến dầm cuối cùng dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
15:53' - 08/10/2016
Ngày 8/10, phiến dầm cuối cùng trong tổng số 806 phiến của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13,05 km đã chính thức được Bộ Giao thông Vận tải hợp long tại ga Văn Khê.
-
Kinh tế Việt Nam
Phạt nhà thầu thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
18:07' - 28/09/2016
Chiều 28/9, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính một nhà thầu thi công nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông với mức phạt 30 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
17:27'
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).