Siêu bão Mangkhut sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 3 đến 5 ngày tới (16-18/9), siêu bão Mangkhut vẫn có cường độ rất mạnh và khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong các ngày 17 và 18/9. Hoàn lưu bão gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 17 đến 19/9.
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bão Mangkhut di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc có cấp bão lớn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng.Thời điểm cơn bão vào đến phía Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng tâm bão vẫn còn ở cấp 11-12, sức gió cấp 10 bao trùm toàn vịnh Bắc Bộ. Những điểm đáng lưu ý về ảnh hưởng của cơn bão này gây ra là sóng mạnh, gió lớn trên vịnh Bắc Bộ sẽ bắt đầu từ sáng sớm ngày 16 đến sáng sớm ngày 17/9.
Từ trưa và chiều 17/9, bão sẽ đổ bộ vào Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An. Thậm chí rìa Nam của bão sẽ còn ảnh hưởng đến các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Từ các tính toán của Tổng cục về sóng gió và thủy triều, nước dâng do bão..., cơn bão đổ bộ vào trưa 17/9 cũng là lúc thủy triều lên cao nhất nên sẽ gây ra nước dâng do bão, sóng sẽ cao từ 4-6m. Đê biển của toàn bộ các vùng từ Móng Cái đến Nghệ An sẽ ảnh hưởng.
Trước diễn biến phức tạp của siêu bão Mangkhut và áp thấp nhiệt đới trên đất liền (suy yếu từ bão số 5), theo thông tin từ phóng viên TTXVN tại các địa phương, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện việc cấm biển đối với các phương tiện tàu thuyền từ 6 giờ ngày 13/9.Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Ninh đề nghị Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ đường thủy nội địa, UBND các địa phương ven biển tạm dừng cấp phép cho các phương tiện vận tải thủy ra khơi, các phương tiện du lịch biển, lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch trên biển.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình yêu cầu Ban Chỉ huy các huyện, thành phố, các sở, ngành tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin; thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để phòng, tránh, đặc biệt chuẩn bị phương án tiêu nước đệm, chống ngập úng khu vực đô thị và sản xuất nông nghiệp; rà soát triển khai hiệu quả phương án ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, đảm bảo lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); chỉ đạo các tổ xung kích kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, thông báo cho người dân để chủ động phòng tránh, đặc biệt lưu ý những khu vực vừa bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, sạt lở đất... Tỉnh Nam Định đã yêu cầu các địa phương, nhất là các huyện ven biển, khẩn trương kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu, thuyền; rà soát, sẵn sàng triển khai phương án di dời người dân, sơ tán người canh coi tại các chòi canh ngao, trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, khu du lịch ven biển; đảm bảo an toàn đê điều, đặc biệt đối với các trọng điểm phòng, chống lụt bão, các công trình đang thi công, vị trí đê, kè bị ảnh hưởng của các đợt mưa bão trước nhưng chưa khắc phục xong. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, lưu lượng nước về hồ Sơn La, Hòa Bình, lũ trên sông Cửu Long; chuyển các bản tin tới Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố để chủ động các biện pháp ứng phó.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó. Các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đảm bảo các điều kiện để học sinh đến trường.
Các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với bão trên Biển Đông. Các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, rà soát các phương án để chủ động phòng tránh; tăng cường công tác thông tin truyền thông về tình hình lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.
Tính đến 6 giờ ngày 13/9, Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 44.621 phương tiện với 175.517 lao động và 11.719 lồng bè, lều chòi nuôi trồng thủy sản chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Để tiếp tục chủ động ứng phó với siêu bão Mangkhut và áp thấp nhiệt đới trên đất liền,Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão và áp thấp nhiệt đới; thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền, tàu vận tải đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để chủ động phòng tránh và thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; đối với vùng núi phía Bắc, thông báo và hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng, chống sạt lở và lũ quét, chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho người dân, tài sản và công trình phòng chống thiên tai. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống thiên tai về ứng phó với lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long; triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người dân, học sinh, trẻ em khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ; khẩn trương thu hoạch lúa Hè Thu và bảo đảm an toàn cho diện tích lúa Thu Đông. Các tỉnh An Giang và Kiên Giang tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó với việc vận hành xả lũ đập tràn Trà Sư, Tha La; đảm bảo an toàn hệ thống đê bao, bờ bao và chuẩn bị phương án xử lý sự cố giờ đầu; tổ chức tuần tra, kịp thời phát hiện các sự cố sạt lở bờ sông, kênh rạch để cảnh báo, sơ tán người dân kịp thời. Đối với các hồ chứa khu vực Bắc Bộ, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, các bản tin dự báo, cảnh báo, tiến hành tính toán tham mưu cho Ban chỉ đạo điều hành liên hồ chứa theo quy trình; hàng ngày có báo cáo về Văn phòng Thường trực và các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, các chủ hồ, đơn vị, cơ quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Các hồ chứa khu vực miền Trung, tổ chức tính toán, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, lưu lượng đến các hồ chứa để sẵn sàng tham mưu cho Ban Chỉ đạo điều hành, đảm bảo an toàn hạ du./.- Từ khóa :
- Siêu bão Mangkhut
- dự báo bão
- phòng chống bão
Tin liên quan
-
Dự báo thời tiết
Dự báo mới nhất về bão Mangkhut
21:28' - 13/09/2018
Chiều 13/8, tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Lê Thanh Hải cho biết, bão Mangkhut đang ở cấp siêu bão, lên đến cấp 16-17.
-
Dự báo thời tiết
Bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
19:53' - 13/09/2018
Theo dự báo thời tiết từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 13/9, khi đi vào đất liền phía Bắc Lôi Châu (Trung Quốc), bão số 5 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới.
-
Phân tích doanh nghiệp
Các nhà mạng sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo về siêu bão MANGKHUT
16:28' - 13/09/2018
Các doanh nghiệp thông tin di động triển khai hệ thống sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo tình hình của bão và chỉ đạo ứng phó với bão tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng chịu ảnh hưởng của bão.
Tin cùng chuyên mục
-
Dự báo thời tiết
Từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Trung Bộ trời chuyển lạnh
17:07'
Từ đêm 26/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C.
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ không mưa, trời rét về đêm và sáng sớm
07:50'
Dự báo thời tiết Thủ đô Hà Nội không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét.
-
Dự báo thời tiết
Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nắng hanh, miền Trung mưa lớn
07:31' - 22/11/2024
Theo dự báo thời tiết ngày 22/11 từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nắng hanh, miền Trung mưa lớn.
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết ngày 21/11: Trung Bộ mưa lớn kèm lốc sét, rủi ro thiên tai cấp 1
07:57' - 21/11/2024
Dự báo thời tiết khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm.
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết ngày 20/11: Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ trên 30 độ C
08:03' - 20/11/2024
Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 19-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 29-31 độ C.
-
Dự báo thời tiết
Khi nào rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện?
11:24' - 19/11/2024
Hiện tượng rét hại kéo tại khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện trên diện rộng từ nửa cuối tháng 12 - tương đương so với trung bình nhiều năm.
-
Dự báo thời tiết
Thời tiết đêm 18/11: Bắc Bộ đêm và sáng trời lạnh, vùng núi có nơi dưới 18 độ C
18:41' - 18/11/2024
Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 20-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28-30 độ C.
-
Dự báo thời tiết
Thời tiết ngày 18/1: Bão Man-yi trở thành bão số 9 trong năm
07:59' - 18/11/2024
Ngày 18/11, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ trời lạnh, các khu vực khác có mưa rào và dông
19:09' - 17/11/2024
Bắc Bộ và Thanh Hóa: có mưa vài nơi. Từ ngày 18/11 sáng sớm và đêm trời chuyển lạnh. Các khu vực khác: có mưa rào và dông vài nơi.