Siêu thị là nơi được ưu tiên nhất khi chọn mua nhu yếu phẩm
Theo đó, cuộc điều tra đã cung cấp nhiều thông tin mới, phong phú về thị trường cần thiết cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy siêu thị là nơi được người tiêu dùng ưu tiên đến nhất khi chọn mua nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm, đồ gia dụng. Tiếp theo đó là hệ thống cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện lợi gồm cửa hàng tạp hóa của hộ gia đình.Bên cạnh đó, mạng lưới chợ truyền thống tuy có giảm vị thế ở một số mặt hàng, nhưng vẫn chiếm ưu thế ở ngành hàng thực phẩm tươi sống. Riêng kênh trực tuyến dù đứng cuối bảng, nhưng vẫn cho thấy xu hướng mua sắm online ngày càng khởi sắc, nhất là hàng may mặc, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, điện tử... hầu hết phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trẻ.
Mặt khác, sản phẩm trong nước vẫn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ đa số người tiêu dùng vẫn yêu thích và thường mua lần lượt là 89% và 93%. Tuy nhiên, tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích sản phẩm ngoại nhập từ kết quả khảo sát ba năm gần đây vẫn cao hơn tỷ lệ mua dùng hiện tại. Với xu thế này, có thể trong tương lai gần tỷ lệ mua dùng sẽ tiếp tục có sự chuyển dịch sang các sản phẩm ngoại nhập, nhất là hàng hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, kết quả cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng, có 88% người tiêu dùng nhận biết logo Hàng Việt Nam chất lượng cao – do người tiêu dùng bình chọn. Kế đến là chứng nhận ISO, VietG.A.P, Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập... Đồng thời, có gần 90% người tiêu dùng đồng tình với quan điểm “sản phẩm đạt các chứng nhận tiêu chuẩn làm tôi yên tâm khi mua dùng”. Mặt khác, yếu tố chất lượng dựa trên việc được người tiêu dùng cảm nhận như: ngon, hợp khẩu vị, bền, chất liệu tốt và tính an toàn khi sử dụng là yếu tố được người tiêu dùng hiện nay quan tâm hơn cả. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày càng chú trọng thông tin sản phẩm rõ ràng, dễ tìm mua hay thương hiệu nổi tiếng. Ngược lại, các yếu tố giá cả, khuyến mãi chỉ còn sức hút với một bộ phận nhỏ người tiêu dùng và không còn là yếu tố lựa chọn tiên quyết. Trong bối cảnh này, một số chuyên gia cho rằng, chưa kể đến hàng hóa không đạt chất lượng mà trên thực tế có thể thấy, vì thiếu tiêu chuẩn nên rất nhiều nông sản, thực phẩm Việt Nam dù có chất lượng tốt vẫn phải chịu cảnh “rớt từ vòng gửi xe” khi tìm đường hội nhập”. Song song đó, ngày càng nhiều Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đã và đang bước giai đoạn có hiệu lực, mở ra sân chơi mới nhưng cũng sẽ khép lại một số cơ hội nếu doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng. Đơn cử, hiện nay nhiều chủ tiệm tạp hóa trực tiếp và trực tuyến bắt đầu hiểu vai trò của dữ liệu khách hàng, giá trị thương hiệu và khả năng kiểm soát giá trị doanh nghiệp. Mô hình “tiệm tạp hóa” tại Việt Nam đang thay đổi, dù nhỏ nhưng nhiều tiệm tạp hóa bắt đầu quan tâm việc tối ưu hoá kinh doanh như: không còn giữ nhiều vốn lưu động để tăng tồn kho, quan tâm đến dòng tiền ra – vào hiệu quả, cẩn thận hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp, chú ý chọn sản phẩm có tính thanh khoản... Nhờ đó, các đơn vị kinh doanh tìm nguồn cung cấp rẻ, ổn định và các cơ hội mua bán trên mạng để tăng doanh số. Cuộc điều tra bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chủ trì thực hiện đã chính thức khép lại và đã tìm ra 542 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 do người tiêu dùng bình chọn. Qua 23 năm thực hiện cuộc điều tra bình chọn, rất nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu đã vươn lên. Đồng thời, nhiều thông tin khảo sát bổ ích đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn cận cảnh về một “chân dung thị trường” trong cơn chuyển động, tác động của làn sóng công nghệ sinh ra từ cách mạng 4.0 trong thời gian tới./.>>> Thương hiệu Việt: Con đường ngắn nhất là chinh phục chính người Việt
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chất xúc tác để nông sản sạch chiếm lĩnh thị trường
16:12' - 13/02/2019
Việt Nam có lợi thế về thuỷ sản, nông nghiệp, quy mô sản xuất quy mô tiêu dùng lớn... Cốt lõi là vấn đề niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng.
-
Ngân hàng
Giá trị thương hiệu VPBank tăng hơn 6 lần kể từ năm 2016
09:13' - 13/02/2019
Giá trị thương hiệu của VPBank được Brand Finance định giá 354 triệu USD. Như vậy, kể từ năm 2016 giá trị thương hiệu của VPBank được chính Brand Finance định giá đã tăng 6,3 lần, từ mức 56 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Bốn ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới
18:36' - 12/02/2019
Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế số
Vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền 2 cấp
11:57' - 01/07/2025
Việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế số
Hải Phòng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến
21:18' - 29/06/2025
Hải Phòng đặt chỉ tiêu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình...
-
Kinh tế số
Nhà xe Phương Trang trúng thầu 35/37 tuyến xe buýt ở TP. Hồ Chí Minh
18:17' - 24/06/2025
Trong 37 tuyến xe buýt trúng đấu thầu lần này ở Tp Hồ Chí Minh, Công ty xe khách Phương Trang - Futa Bus Lines trúng thầu 35 tuyến và Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải sinh thái Vinbus trúng thầu 2 tuyến.
-
Kinh tế số
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Công nghiệp Công nghệ số
16:31' - 14/06/2025
Ngày 14/6, Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành một luật riêng về lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.