Singapore: TPP sẽ làm thay đổi khu vực châu Á Thái Bình Dương
Ngay sau khi các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất đàm phán tại Mỹ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh giá đây là thời khắc lịch sử và ông "rất hài lòng" khi thỏa thuận về TPP đã đạt được sau hơn 5 năm đàm phán.
Chia sẽ trên trang Facebook cá nhân vào sáng 6/10, người đứng đầu Chính phủ Singapore cho rằng việc tham gia TPP giúp nước này có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tại 12 nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nhà đầu tư sẽ có một “sân chơi” rộng với mức độ mở cửa nhiều hơn.
Không những thế, TPP còn được “thiết kế” toàn diện hơn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng đầy đủ lợi ích của nó.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) Lim Hng Kiang cho biết TPP sẽ làm thay đổi khu vực này bằng cách giảm đáng kể hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho cả hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích đầu tư lớn hơn cũng như giải quyết các thách thức thương mại mới trong nền kinh tế hiện đại.
Bên cạnh đó, TPP cũng cập nhật các quy tắc thương mại mới vốn được mô tả là "mạnh mẽ và cân bằng" để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh cũng như quản trị hiệu quả, khuyến khích đổi mới và phát triển nền kinh tế kỹ thuật số.
Ảnh: TTXVN
heo ông Lim Hng Kiang, điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn và cho phép các công ty Singapore mở rộng hợp tác trong khu vực một cách dễ dàng và tự tin hơn, đặc biệt là vào một số nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ và Nhật Bản.
TPP cũng sẽ giúp mở các thị trường mới như Canada và Mexico bởi hiện tại Singapore chưa có hiệp định thương mại tự do song phương với hai quốc gia này.
Giám đốc điều hành Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) Ho Meng Kit cho rằng TPP sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này vì các nước tham gia TPP là một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp Singapore, với dân số khoảng 800 triệu người và có Tổng sản phẩm nội khối (GDP) lên tới khoảng 30.000 tỷ USD.
Ông Ho Meng Kit cho hay hiện tăng trưởng kinh tế của Singapore chưa phục hồi và vẫn dưới mức trước thời điểm khủng hoảng tài chính, một phần là do còn rất nhiều rào cản trong thương mại và đầu tư quốc tế. Do vậy, cải cách cơ cấu cần được thực hiện bởi nhiều nền kinh tế và TPP là hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao sẽ đóng vai trò chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Singapore trong thời gian tới.
Số liệu thống kê của MTI cho thấy trong năm 2013, các nước TPP chiếm 30% tổng thương mại hàng hóa của Singapore, trị giá khoảng 230 tỷ USD và 30% đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước này, khoảng gần 185 tỷ USD.
Mỹ Bình (P/ v TTXVN tại Singapore)
- Từ khóa :
- Singapore
- TPP
- khu vực
- châu Á
- Thái Bình Dương
- hợp tác
- kinh tế
- tăng trưởng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
TPP khó được Quốc hội Nhật Bản thông qua trong năm nay
17:18' - 06/10/2015
Do lịch trình hoạt động ngoại giao của Thủ tướng Abe cùng nội tình phức tạp trong nội bộ Nhật Bản có thể khiến hiệp định TPP chưa được Quốc hội nước này thông qua trong năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
TPP tạo nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng của Australia
13:31' - 06/10/2015
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tuyên bố Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được giữa 12 quốc gia sau 5 năm đàm phán là "một thắng lợi lớn" đối với Australia.
-
Kinh tế Thế giới
TPP - Thắng lợi lớn cho Mỹ và Nhật Bản
13:06' - 06/10/2015
Báo chí Anh nhận định việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận cuối cùng là thắng lợi lớn đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
-
Kinh tế Thế giới
TPP "mở cửa" thị trường cho các doanh nghiệp Mỹ
12:27' - 06/10/2015
TPP sẽ giúp xóa bỏ hơn 18.000 loại thuế khác nhau mà các nước thành viên đang áp dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: TPP sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam
07:53' - 06/10/2015
Ngày 5/10, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP hoàn tất quá trình đàm phán, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về hiệp định lịch sử này.
-
Kinh tế Thế giới
Hoàn tất đàm phán hiệp định lịch sử TPP
19:40' - 05/10/2015
Bộ trưởng thương mại các nước tham gia đàm phán TPP đã hoàn tất thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.