Sở Công Thương Hà Nội: Sức mua có tăng, nhưng nguồn cung hàng dồi dào
Chiều 19/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố và lãnh đạo một số doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn về phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra.
Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương cho biết, trong nhiều năm, Thành phố Hà Nội đã có chương trình bình ổn giá, giúp giữ vững bình ổn thị trường.
Từ năm 2020, khi dịch bệnh xảy ra, ngành công thương đã xây dựng 5 phương án liên tục bám sát tình hình dịch để có phương án sát thực.
Sở Công Thương đã tính toán 17 mặt hàng thiết yếu và nhu cầu sử dụng 1 tháng với giá trị 21 nghìn tỷ đồng, để đề xuất doanh nghiệp tăng lượng dự trữ lên gấp 3 lần, cộng với lượng dự trữ từ đầu năm với khoảng 194 nghìn tỷ đồng.
Vì vậy, từ đầu năm đến nay trước diễn biến dịch bệnh phức tạp nhưng hàng hóa vẫn bảo đảm cung ứng tốt, chưa xảy ra tình trạng khan hiếm, tăng giá đột biến.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nguồn cung hàng hóa tương đối dồi dào, các doanh nghiệp đã chuẩn bị lượng hàng dự trữ theo sự chỉ đạo của Thành phố đủ phục vụ nhu cầu người dân trong giai đoạn hiện nay.
Các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng nhân lực phục vụ vận chuyển hàng hóa và bán hàng qua thương mại điện tử; nhà cung cấp cho các hệ thống phân phối tương đối ổn định, nên sản lượng và giá cả không bị biến động.
Thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thương mại điện thử, nhiều doanh nghiệp có 1-3 trang thương mại điện tử để phục vụ người dân. Vì vậy, thương mại điện tử toàn thành phố tăng trưởng khoảng 30%.
Bà Trần Thị Phương Lan cho biết thêm, Hà Nội hiện đang kiểm soát được dịch bệnh nên việc cung ứng hàng hóa đang thuận lợi.
Mặc dù các tỉnh phía Bắc có dịch nhưng chưa lây lan mạnh nên sản xuất của các tỉnh thành mà Hà Nội lấy hàng vẫn ổn định như: Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc...
Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất, chế biến còn chưa hết công suất mới đạt 60%, nếu có nhu cầu có thể nâng lên 100%.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh, ngay trong chiều 18/7, do thông tin chưa chuẩn xác về tình hình dịch bệnh lan truyền, nên có hiện tượng thiếu hàng cục bộ do người dân đi mua sắm dự trữ.
Sở đã nhanh chóng kiểm tra và cho thấy sức mua có tăng hơn nhưng vẫn bảo đảm hàng hóa dồi dào và không còn hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng.
Đại diện các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn Thành phố đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của lãnh đạo Thành phố đối với các diễn biến của dịch COVID-19 trên địa bàn.
Đồng thời, khẳng định trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kịch bản, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để có kế hoạch sản xuất, lưu tại kho của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp tại Hà Nội.
Từng điểm bán hàng cũng đang thực hiện trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân… Các doanh nghiệp cam kết quyết tâm sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Một số doanh nghiệp đề xuất Thành phố kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ nhân dân như nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng được tiêm vaccine.
Để đề phòng việc rau xanh và thực phẩm tươi sống có thể thiếu, các doanh nghiệp đề nghị ngành nông nghiệp Thủ đô cần tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân Thủ đô, không bị động chờ từ các tỉnh thành khác cung cấp.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh về tinh thần ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19, phải bảo đảm sự an toàn cho người dân, cho xã hội.
Vì vậy, sau cuộc họp, các ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các nội dung thảo luận, chia sẻ tại cuộc họp để triển khai cụ thể phương án của từng đơn vị.
Người đứng đầu các đơn vị phải có trách nhiệm cao để ứng phó mọi tình huống cung ứng hàng hóa khi diễn biến dịch phức tạp.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo ngành nông nghiệp, cần tính theo lộ trình dịch bệnh có thể tiếp diễn 14 ngày, 1 tháng hay nhiều hơn, để tính toán ở bối cảnh cách ly thì ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất.
Từ đó xây dựng, rà soát lại ngành sản xuất, mùa vụ, gia súc, gia cầm, thủy sản... để có phương án tổ chức sản xuất cho phù hợp với tinh thần chủ động, tự cung, tự cấp.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương về các điểm bán hàng, ngành giao thông vận tải cần xây dựng phương án để vận chuyển, bảo đảm thông suốt, không ách tắc hàng hóa và giao thông.
Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Sở Công Thương rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng.
Sở tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Sở cần đa dạng vùng cung cấp, không chỉ ở một vùng để có phương án thay thế khi cần thiết.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội-Nguyễn Mạnh Quyền cũng đề nghị các lực lượng công an, quân đội, đoàn Thanh niên theo nhiệm vụ Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố đã giao, cùng vào cuộc, tham gia bảo đảm cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ tốt nhân dân./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hà Nội kích hoạt phương án đảm bảo điện cho bệnh viện, cơ sở y tế phòng, chống dịch
17:53' - 19/07/2021
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã kích hoạt các phương án đảm bảo điện; trong đó, ưu tiên cấp điện cho các bệnh viện, cơ sở y tế tham gia phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
-
Thị trường
Hà Nội: Hàng hóa thiết yếu đầy đủ, giá bình ổn
15:26' - 19/07/2021
Ghi nhận tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện ích... tại Hà Nội, người dân mua sắm có đông hơn nhưng hàng hóa cũng rất dồi dào và giá cả bình ổn, không có tình trạng khan hàng thổi giá...
-
Đời sống
Từ 19/7, Hà Nội giảm 50% số ghế trên phương tiện hành khách công cộng
12:00' - 19/07/2021
Từ 19/7, Hà Nội sẽ giảm 50% công suất hoạt động và 50% số ghế trên phương tiện vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.