Sốc với những bộ sách giáo khoa bị 'thổi giá' gấp 3- 5 lần
SGK giá... "trên trời"
Khác với những năm học trước, năm nay có 7 nhà xuất bản được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản sách giáo khoa (SGK).
Đó là, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản ĐH Vinh, Nhà xuất bản ĐH Huế.
Thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung “một chương trình, nhiều SGK”, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức thẩm định và phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng cho năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục sửa đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 thì việc lựa chọn SGK lại do UBND các tỉnh lựa chọn. Điều đáng quan tâm là một bộ SGK năm nay có mức giá cao hơn so với những năm trước.
Cụ thể, SGK lớp 1 năm học 2019-2020 bao gồm các môn học bắt buộc có giá 54.000 đồng/bộ. Nhưng giá SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới giá đã tăng đến 267%.
Trong danh mục SGK mới nhất mà trường Tiểu học An Phong, quận 8, TP Hồ Chí Minh yêu cầu học sinh mua gồm 23 đầu sách, trong đó có bộ thực hành Toán, Tiếng Việt 1 có giá lên tới 173.400 đồng.
Ở 5 bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bên cạnh môn học bắt buộc các Nhà xuất bản đều niêm yết giá SGK rất cao, trong đó có sách tiếng Anh (môn học tự chọn) mức giá dao động từ 45.000-99.000 đồng/cuốn.
Điều này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình và cũng không biết căn cứ vào đâu để mua cho đủ số lượng.
Trong khi SGK lớp 1 theo chương trình mới tăng như vậy, thì SGK lớp 6 cũng rất khan hiếm và tăng tự phát khiến phụ huynh rất bức xúc. Ngay ở Thủ đô, việc tăng giá SGK diễn ra khá phức tạp do "cò sách" làm giá.
Trong vai một phụ huynh đến cửa hàng Công ty sách và thiết bị trường học Hà Nội (số 45B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi mua SGK lớp 6, tôi được trả lời rằng bộ SGK lớp 6 đã hết cách đây hơn 1 tuần.
Nhưng sau khi bước ra khỏi cửa nhà sách, "cò sách" chào bán giá một bộ SGK lớp 6 là 900.000 đồng/bộ (giá gốc là 179.800 đồng).
Cuốn sách được phụ huynh tìm mua nhiều nhất là Tiếng Anh, giá bìa chỉ có 115.000 đồng/4 cuốn, nhưng “cò sách” đã thổi giá lên 300.000 đồng.
Được biết, đây là năm cuối cùng học sinh lớp 6 dùng SGK theo chương trình hiện hành, nên các nhà in giảm số lượng so với năm học trước. Việc khan hiếm SGK diễn ra ở nhiều nhà sách lớn trên địa bàn gây bức xúc cho phụ huynh.
Điều đáng ngạc nhiên là đến nay, Bộ GD&ĐT chưa ban hành 1 bộ SGK chuẩn. Việc biên soạn, in ấn, phát hành và quyết định giá SGK thuộc về các Nhà xuất bản.
Các chi phí hình thành giá SGK do các Nhà xuất bản tự đặt ra nên đã dẫn đến tình trạng giá SGK đang "nhảy múa".
Trên thực tế việc triển khai SGK mới có giá cao hơn SGK cũ khoảng 2 lần đã ảnh hưởng tới học sinh, đặc biệt những học sinh vùng khó. Với thực tế này, ngành giáo dục cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để lập lại trật tự về giá SGK.
Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng vào cuộc
Trước tình trạng nhập nhèm giá SGK và sách tham khảo lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các địa phương thanh tra, kiểm tra việc sử dụng SGK theo danh mục và không ép phụ huynh mua sách tham khảo.
Theo TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT, bộ SGK lớp 1 chỉ có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự chọn.
Về tài liệu tham khảo, nhà trường nghiên cứu lựa chọn để trang bị trong thư viện, giúp cho giáo viên nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy và học sinh tìm đọc tại thư viện theo quy định của chương trình.
Việc sử dụng SGK và tài liệu tham khảo đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tại văn bản "Điều lệ trường tiểu học" nêu rõ SGK là gì, tài liệu tham khảo là gì, trách nhiệm của nhà trường như thế nào, không được ép học sinh mua tài liệu tham khảo.
Còn tại Thông tư 21 năm 2014 "Quy định quản lý xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục" cũng nêu rõ trách nhiệm của giáo viên, tổ chuyên môn, hiệu trưởng trong quản lý, sử dụng tài liệu tham khảo trong nhà trường.
Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: Năm học này, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu mua sắm ở các địa phương có biến động so với những năm trước, SGK giảm ở các vùng có dịch, nhưng lại tăng ở một số thành phố lớn.
Việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập diễn ra chậm hơn mọi năm và dồn dập vào dịp sau khai giảng (so với mọi năm là trước khai giảng). Sức mua những ngày gần đây tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ nên đã xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ.
Hiện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang gấp rút điều chuyển SGK giữa các địa phương và khu vực, in bổ sung gấp để đáp ứng nhu cầu phát sinh, có đủ sách trong 1-2 ngày tới.
Phụ huynh có thể gọi điện tới đường dây nóng (0377 333 545) để được giải đáp mọi thắc mắc về nhu cầu SGK.
Các cuộc gọi giải đáp được duy trì từ 8 đến 22 giờ hàng ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/6 đến ngày 30/9/2020, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Tp Hồ Chí Minh không thiếu sách giáo khoa
08:18' - 12/09/2020
Lượng sách giáo khoa lưu hành trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh vượt kế hoạch so với đăng ký ban đầu.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu thẩm định 43 bản mẫu sách giáo khoa lớp 6
10:33' - 08/09/2020
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018) đã bắt đầu làm việc, với 128 thành viên của 12 Hội đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Thanh kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tại các địa phương
10:15' - 08/09/2020
Ngày 8/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07'
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Thị trường
Cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu
18:18' - 26/06/2025
Chỉ kết nối và kết nối sâu hơn nữa mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, phát triển và thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
-
Thị trường
Nỗ lực bình ổn giá gạo tại Nhật Bản: Tin vui xen lẫn nỗi lo
17:22' - 26/06/2025
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy giá trung bình của một túi gạo 5kg đã giảm xuống 3.920 yen (khoảng 27,03 USD) trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.