Sôi động Lễ hội Mãn chay tại Lào sau hơn 2 năm dịch COVID – 19
Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, sáng 10/10, người dân Lào trên khắp cả nước đã đổ về các chùa gần nhà để thực hiện các nghi lễ tôn giáo truyền thống trong Lễ hội Mãn chay (Boun Okphansa), đánh dấu chính thức sự kết thúc của 3 tháng mùa ăn chay bắt đầu từ ngày rằm tháng 8 đến rằm tháng 11 Phật lịch hằng năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tại thủ đô Viêng Chăn, từ sáng sớm, hàng vạn người dân đủ mọi lứa tuổi, trong các bộ trang phục truyền thống sặc sỡ đã đổ về các chùa gần nhà thực hiện nghi thức Tatbath (Cúng dường) dâng lễ cho các nhà sư và những người đã khuất…
Theo quan niệm của người Lào, trong 3 tháng mùa ăn chay, các nhà sư không được ra khỏi chùa và phải chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp, trong khi các Phật tử phải chuyên tâm làm việc thiện, không cất nhà, không cưới hỏi, không lập công ty và hạn chế hoặc thậm chí tạm thời bỏ việc uống rượu, hút thuốc...
Người Lào cho rằng, sau Lễ mãn chay, những ưu phiền sẽ được xua đi hết, để mọi người bắt đầu những ngày vui mới nhiều may mắn và hạnh phúc hơn. Các tăng, ni có thể ra khỏi chùa để dạy giáo lý ở các nơi khác, chùa khác mà không bị giới hạn, trong khi các Phật tử có thể dựng vợ gả, chồng, xây nhà và lập cơ sở kinh doanh tùy ý.
Trong một ngày diễn ra Boun Okphansa, từ sáng sớm đến tối muộn sẽ diễn ra nhiều nghi thức tôn giáo đánh dấu sự kết thúc của 3 tháng mùa ăn chay gồm nghi lễ Tatbath diễn ra vào buổi sáng; Nghi lễ Okphansa chính thức vào buổi chiều - đây là lúc để các sư thầy và Phật tử tập trung ở chùa để tổng kết lại những điều đã làm trong 3 tháng lễ; Nghi lễ Viêng Thiềng, tức là lễ rước nến đi quanh chùa đủ 3 vòng, vào buổi tối và nghi lễ cuối cùng trong ngày sẽ diễn ra vào lúc tối muộn đến trước 12 giờ đêm, là nghi lễ Lay Heurphay, hay còn gọi là Thả thuyền lửa xuống sông Mekong.
Đây là hình thức để người Lào, đặc biệt là những người trẻ tuổi gửi những điều ước về một cuộc sống tốt lành trong tương lai và cũng là nghi lễ cuối cùng của Boun Okphansa, đánh dấu thời điểm kết thúc 3 tháng nghiên cứu kinh Phật của các nhà sư ở trong chùa.
Sau hơn 2 năm bị hạn chế bởi các biện pháp phòng chống COVID-19, Boun Okphansa năm nay được chính quyền các tỉnh/thành trên cả nước Lào tổ chức ở quy mô lớn với đầy đủ các nghi thức tôn giáo theo phong tục tập quán của người dân.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, anh Somnuck Phommala, một cư dân thủ đô Viêng Chăn cho biết trong 2 năm qua, anh không được thực hiện các nghi thức tôn giáo trong Boun Okphansa do sợ mắc COVID-19. Chính vì vậy, anh cảm thấy rất vui và hài lòng khi thấy lễ hội được tổ chức trở lại ở quy mô lớn, điều cho thấy dịch bệnh đã được kiểm soát và cuộc sống đã trở lại bình thường.
Đối với chị Xaphone Indavong, bản Thatluang Tay, thủ đô Viêng Chăn, Boun Okphansa là phong tục truyền thống, quan trọng trong đời sống tâm linh mà người dân Lào ở những thế hệ sau phải tiếp tục bảo vệ, duy trì. Chính vì vậy, chị cảm thấy vô cùng vui sướng khi được thực hiện trở lại các nghi thức tôn giáo thiêng liêng này sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Để thu hút khách du lịch và kích cầu nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch, bên cạnh phần lễ, chính quyền nhiều tỉnh/thành của Lào còn tổ chức thêm phần hội, gồm các hoạt động như hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nổi bật trong và ngoài nước, cũng như đặc sản các vùng miền…
Đến du lịch Lào lần đầu tiên, chị Đinh Thị Mai Lan, một du khách đến từ Hà Nội, cho biết chị cảm thấy rất ngạc nhiên và thích thú khi lần đầu tiên được chứng kiến sự khác biệt trong cảnh quan, kiến trúc chùa, cũng như cách thức hành lễ đơn giản nhưng đầy thành tâm của người Lào. Theo chị Lan, đây là một văn hóa rất độc đáo và thực tế là chị đã chụp rất nhiều ảnh về chùa, về các nghi thức tôn giáo trong Boun Okphansa của Lào để chia sẻ, quảng bá với bạn bè, người thân./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Các lâu đài bên bờ sông Loire - niềm tự hào của nước Pháp
12:20' - 09/10/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, những tòa lâu đài cổ trên thung lũng sông Loire luôn là một trong những điểm đến hàng đầu thu hút đông đảo khách du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nestlé Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ Việt Nam
10:08'
Nestlé Việt Nam và Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới giai đoạn 2025 - 2027.
-
Đời sống
Michelin Guide 2025 tôn vinh ánh sáng ẩm thực giữa bất ổn toàn cầu
08:00'
Tính đến nay, Pháp tiếp tục dẫn đầu trong số 50 điểm đến trên thế giới được Michelin Guide đánh giá, với 31 nhà hàng đạt 3 sao, 81 nhà hàng hai sao và 542 nhà hàng một sao.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 2/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 2/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 2/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Động đất tại Myanmar: Lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam chạy đua với thời gian
15:57' - 01/04/2025
Ngày 1/4 (giờ địa phương), lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đưa được thi thể 1 nạn nhân ra ngoài tòa nhà bị sập do động đất tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
-
Đời sống
Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát
12:43' - 01/04/2025
Sáng 1/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến đã chủ trì phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh.
-
Đời sống
Tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển
11:49' - 01/04/2025
Việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tương lai sẽ mở ra tính liên kết vùng, tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển.
-
Đời sống
Những câu nói dối ngày Cá tháng Tư hiệu quả, dễ "lừa" nhất
10:53' - 01/04/2025
Ngày Cá tháng Tư (1/4) là dịp mọi người thỏa sức bày trò trêu đùa nhau bằng những lời nói dối hài hước. Dưới đây là những câu nói dối huyền thoại, hiệu quả mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần.
-
Đời sống
Tết Thanh Minh – nên làm gì để gặp may mắn?
10:28' - 01/04/2025
Theo quan niệm dân gian, Tết Thanh Minh là thời điểm trời đất giao hòa, mọi việc đều dễ dàng gặp may mắn nếu giữ được lòng thành.
-
Đời sống
Độc đáo ẩm thực Macau (Trung Quốc)
10:22' - 01/04/2025
Ẩm thực của Macau (Trung Quốc) là sự giao thoa độc đáo giữa ẩm thực Trung Quốc và Bồ Đào Nha, khiến nơi đây trở thành địa điểm ẩm thực độc đáo không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.