Sớm bàn giao các tập đoàn, TCT nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Sáng 12/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Quyết định của Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sự kiện diễn ra tại số 6 Bà Huyện Thanh Quan – trụ sở trước đây của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng và nay là nơi làm việc của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan.
Phát biểu chúc mừng Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban này, ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao trọng trách mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đến nhiều văn bản chỉ đạo khác, việc thành lập Ủy ban trải qua một quá trình chuẩn bị chặt chẽ, công phu. Giao nhiệm vụ cho người đứng đầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì phải chịu trách nhiệm quản lý tài sản, vốn lớn, vì vậy phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và Chính phủ để công tác quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Thủ tướng yêu cầu Ủy ban chủ động nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan, đề xuất với Đảng, Nhà nước các giải pháp cụ thể để phòng chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được giao quản lý. Theo Thủ tướng, tham nhũng trong khu vực Nhà nước còn nặng nề.Tình trạng sân sau còn lớn, tình trạng gia đình, bà con thân quen, dòng tộc trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn có. Do đó, chỉ cần hạn chế tối đa những tiêu cực trong doanh nghiệp Nhà nước, giảm chi phí bất hợp lý thì doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp quan trọng hơn trong cơ cấu GDP của quốc gia.
Cần hạn chế tối đa tình trạng “cha chung không ai khóc”, “cha chung của chung”, buông lỏng quản lý, không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra hậu quả rất xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng nhấn mạnh. Trong thời gian trước mắt, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án, lộ trình các công việc cần thiết để bàn giao các tập đoàn, tổng công ty nhà nước từ các bộ, ngành về Ủy ban. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành sớm tách chức năng quản lý Nhà nước đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước theo lộ trình bàn giao chặt chẽ, không để phức tạp, sai sót xảy ra, không được để khoảng trống trong quản lý. Trong dài hạn, Ủy ban phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm được giao, đặc biệt là 2 nội dung chính: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu, nguyên tắc cổ phần hóa là công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán, phải mang lại lợi ích cao nhất cho nhà nước, đặc biệt chú trọng việc phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng trong tất cả các hoạt động, các khâu của cổ phần hóa. Các bài học kinh nghiệm từ cổ phần tại Vinamilk, Sabeco đã cho thấy rõ việc bám vào mục tiêu, nguyên tắc này. Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, tuân thủ nguyên tắc thị trường, lấy hiệu quả làm thước đo đánh giá công việc của cán bộ quản lý, người lao động.Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, ứng dụng công nghệ mới, tạo tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp khác và toàn bộ nền kinh tế.
Cùng với đó là thực hiện tốt chức năng quản lý, đặc biệt là đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc, “những nguyên tắc nào, những quy định nào, đưa giải pháp nào để làm rõ trách nhiệm, bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước”. Thực hiện thông suốt hệ thống thông tin báo cáo theo quy định. Nhấn mạnh việc lựa chọn người tốt, bố trí đúng người, đúng việc, không để kẽ hở cho việc tham nhũng, tiêu cực là rất quan trọng, Thủ tướng nêu rõ, khẩn trương chuẩn bị kỹ, chu đáo, làm tốt các mặt công tác nội bộ, đặc biệt là tổ chức cán bộ theo tinh thần tinh gọn, không cần nhiều mà phải bảo đảm chất lượng cao, hoạt động thông suốt, hiệu quả; không để các bộ phận không rõ chức năng nhiệm vụ, chồng chéo; không đưa vào Ủy ban những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị. Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban toàn quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt; phấn đấu là cơ quan tiên phong đổi mới phương pháp quản lý. Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành hỗ trợ Ủy ban để sớm đi vào hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ngay trong tháng 2 này dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban.Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khẩn trương báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp dự kiến chuyển giao về Ủy ban; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban trong việc xây dựng phương án, lộ trình các công việc cần thiết để bàn giao.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh nêu rõ, trên cương vị người đứng đầu của Ủy ban, sẽ làm việc hết sức mình vì sự tin tưởng của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và “trên hết là ngôi nhà chung Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà các thế hệ, cả hệ thống chính trị đã kỳ công xây dựng”.
Ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, để Ủy ban làm tốt vai trò quản lý, sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển và tối đa hóa giá trị vốn nhà nước được giao thì cần có đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn và bộ máy tổ chức hiệu quả. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Anh đã trình bày một số nhóm giải pháp cần triển khai ngay trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Trước đó, ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng làm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ngày 3/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng để xây dựng Ủy ban. Tổ công tác có 11 thành viên do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng, ông Nguyễn Hoàng Anh làm Tổ phó./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phân công đầu mối, báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp
18:18' - 11/02/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc tổng hợp, báo cáo tình hình cơ cấu lại, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ kiểm tra từ 2-3 bộ, cơ quan... mỗi tháng
16:51' - 11/02/2018
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch 38/KH-TCTTg về thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Làm tốt vai trò cầu nối giúp doanh nghiệp tìm thị trường mới
13:34' - 07/02/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Vấn đề khó nhất trong sản xuất ở nước ta là thị trường. Vì vậy, thương vụ phải làm tốt vai trò cầu nối giúp doanh nghiệp tìm thị trường mới để xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49' - 08/04/2025
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.