Sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào hoạt động
Ngày 17/1, tại Thái Bình, Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) do ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về tiến độ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và những vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực Tập đoàn quản lý.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã thông tin đến Đoàn công tác tình hình phát triển kinh tế -xã hội địa phương năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018; đề xuất một số kiến nghị liên quan đến lĩnh vực Tập đoàn quản lý. Về dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự án do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia làm chủ đầu tư có công suất 1.200 MW, khởi công ngày 1/3/2011. Dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014 nhưng đến nay tiến độ rất chậm (mới đạt khoảng trên 81% khối lượng dự án).Việc chậm tiến độ trong thời gian dài của dự án đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy, nếu tiếp tục kéo dài tiến độ thực hiện dự án sẽ gây tổn thất lớn cho nhà nước, địa phương và doanh nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề nghị Tập đoàn chỉ đạo điều động các nhân sự có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hỗ trợ nhà thầu; tập trung bố trí vốn để thực hiện dự án; thực hiện điều chỉnh dự án khu nhà ở cán bộ, công nhân vận hành và sửa chữa nhà máy.Đồng thời, tăng cường chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại của nhà máy, bảo đảm thời gian phát điện trong năm 2018 theo chỉ đạo củạ Thủ tướng Chính phủ.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khi đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ từ 3-3,5 triệu tấn than/năm đồng thời sẽ xả ra khoảng trên 1 triệu tấn xỉ than và lượng tro bụi khá lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề nghị Tập đoàn sớm có phương án cụ thể giải quyết lượng xỉ than và tro bụi của nhà máy khi đi vào hoạt động, bảo đảm đúng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra tỉnh Thái Bình đề xuất Tập đoàn xem xét, hỗ trợ kinh phí hoặc kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để nạo vét luồng lạch, cửa sông ven biển khu vực vùng dự án để tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông đường thủy, phục vụ hoạt động của nhà máy. Tại buổi làm việc, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định, với quyết tâm cao Tập đoàn đang huy động các nguồn lực, tháo gỡ khó khăn liên quan đến vấn đề vốn, nhân lực, quyết tâm đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đến đích trong thời gian sớm nhất. Về những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, hiện Tập đoàn đang tập trung xử lý các vấn đề tài chính và điều động thêm nhân lực từ các đơn vị như PVPower, Vietso Petro…để tham gia giải quyết các phần công việc mà PVC đang gặp khó khăn. Về phương án xử lý tro xỉ, Tập đoàn đã có kế hoạch xử lý triệt để lượng tro xỉ thải phát sinh theo quy định của Bộ Xây dựng, đảm bảo an toàn sự vận hành của Nhà máy và sức khỏe, môi trường khu vực xung quanh. Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn trao đổi với tỉnh Thái Bình các vấn đề liên quan đến chương trình nạo vét luồng vào, nâng cao hiệu quả việc khai thác và sử dụng khí mỏ…./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Dồn tổng lực để về đích
14:15' - 22/11/2017
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà thầu đang huy động tổng lực để hoàn tất những công đoạn xây lắp cuối cùng của Dự án Nhà máy Nhiệt Thái Bình 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.