Sớm xây dựng chiến lược xét nghiệm mới, phù hợp với tình hình đất nước
Ngày 3/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tăng cường năng lực xét nghiệm, phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh hiện nay, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến 15 giờ ngày 3/9, thế giới ghi nhận hơn 26,1 triệu người mắc COVID-19; trong đó có hơn 865.500 người tử vong tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam ghi nhận 1.046 người mắc COVID-19, trong đó có 748 người khỏi bệnh, 35 người tử vong.
Nhận định diễn biến dịch COVID-19 trong nước, đại diện Bộ Y tế cho biết, nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng vẫn còn do: nguy cơ mầm bệnh trong cộng đồng vẫn còn; trường hợp nhập cảnh nhiễm virus SARS-CoV-2; trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng …
Thời gian tới, thời tiết có nhiều thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm về hô hấp phát triển mạnh; do đó, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cần tiếp tục được duy trì và tăng cường.
Trước nhận định của Bộ Y tế, các chuyên gia thống nhất cần tăng cường năng lực xét nghiệm trong nước để sàng lọc nhanh, chính xác; qua đó phân loại, theo dõi sức khỏe từng nhóm đối tượng khác nhau.
Tại cuộc họp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Medicon Đào Đình Khôi cho biết, Công ty và một số các nhà sản xuất của Việt Nam phát triển thành công bộ xét nghiệm COVID-19.
Bộ xét nghiệm “Trueline COVID-19 IgG/IgM Rapid Test” phát hiện kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 trong máu toàn phần, huyết thanh hoặc huyết tương và cho kết quả trong vòng 15 phút. Hiện Công ty đang tiếp tục phát triển phương án xét nghiệm kháng nguyên giai đoạn 1.
Ông Đào Đình Khôi cho biết: “Trong giai đoạn nghiên cứu phát triển kháng nguyên virus SARS-CoV-2, chúng tôi mong muốn các cơ quan nghiên cứu quan tâm đến nhà sản xuất. Thông qua các cơ chế, nhà sản xuất có điều kiện tiếp cận mẫu lâm sàng, từ đó nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh tối ưu các công thức sản xuất test thử kháng nguyên, để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất”.
Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt cho rằng, hiện phương pháp xét nghiệm Realtime PCR xác định, khoanh vùng chính xác nhất các đối tượng nghi mắc COVID-19.
Tuy nhiên, theo ông Phan Quốc Việt, trong giai đoạn “sống chung với dịch hiện nay”, Việt Nam cần huy động tất cả công cụ hiện có như test kháng nguyên, test Realtime-LAMP… tham gia vào công tác phòng, chống dịch.
Ông Phan Quốc Việt đề xuất: “Trong lúc chống dịch, tất cả các doanh nghiệp nên cùng ngồi lại, bắt tay nhau; bổ sung, cộng hưởng sức mạnh để cho ra sản phẩm chung; qua đó thay đổi chiến lược xét nghiệm, tăng số lượng mẫu xét nghiệm/ngày; góp phần thực hiện hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch bệnh.Liên quan đến vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương Nguyễn Thị Hương Liên cho rằng, các doanh nghiệp nên cùng nhau phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị trong sản xuất xét nghiệm kháng nguyên.
Hiện đơn vị đang triển khai phương án Realtime-LAMP diễn ra trong 30 phút, cho phép phát hiện SARS-CoV-2 với độ nhạy tương đương với Realtime RT-PCR.
Phương án này tận dụng được các nguồn máy móc, thiết bị sẵn có của các Trung tâm y tế dự phòng, nâng công suất xét nghiệm với độ nhạy chính xác (1 copy/microlit).
Qua đó, công suất xét nghiệm có thể tăng lên từ 9-12 lần; đáp ứng nhu cầu xét nghiệm nhanh tại sân bay, bệnh viện… trong thời gian ngắn, lưu lượng lớn.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh hiện nay, Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cần có chiến lược xét nghiệm mới, đáp ứng tình hình phát triển của đất nước.
Theo đó, chiến lược xét nghiệm trong thời gian tới nhằm sử dụng sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên tại những địa điểm công cộng như sân bay, khu cách ly tập trung… với thời gian nhanh, kết quả chính xác; tiết kiệm thời gian, giảm chi phí xét nghiệm, sàng lọc người trong các khu cách ly, người nhập cảnh vào Việt Nam…; góp phần chống dịch hiệu quả.
Về công nghệ test kháng nguyên, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đơn vị đang tích cực phối hợp với Hoa Kỳ; nhận chuyển giao quy trình để sớm thử phương án này trên thực địa Việt Nam.
Hiện nay, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang liên hệ các đơn vị có máy đọc kết quả xét nghiệm từ phương án này.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, với sự chỉ đạo của Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ cùng sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, đơn vị, Việt Nam có cơ bản các công nghệ và sinh phẩm xét nghiệm.
Riêng công nghệ xét nghiệm kháng nguyên (phát hiện được ngay người mới nhiễm virus SARS-CoV-2), các chuyên gia đánh giá cao sự vào cuộc của 3 đơn vị trong nước nghiên cứu, đang ở trong giai đoạn cuối cùng để có sản phẩm này.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng chi phí chống dịch COVID-19 của Việt Nam từ trước đến nay gần 400 triệu USD. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã triển khai hiệu quả chiến lược chống dịch nói chung, chiến lược xét nghiệm nói riêng.
Tuy nhiên, trước tình hình “sống chung an toàn với dịch bệnh để thực hiện mục tiêu kép”, các chuyên gia cho rằng, cần đổi mới chiến lược xét nghiệm, trong đó, đẩy mạnh phương án xét nghiệm kháng nguyên nhằm góp phần duy trì các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội…
Ban Chỉ đạo giao Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khẩn trương triển khai phương pháp kháng nguyên được sử dụng phổ biến, hiệu quả như phương pháp Realtime PCR trước đó.
Trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: sẵn sàng về nhân lực; trang thiết bị vật tư, máy móc; phương pháp xét nghiệm… trong tình huống có 10.000 người mắc COVID-19, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược xét nghiệm, sớm trình Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Về các phương án sản xuất vaccine chống COVID-19, các chuyên gia thống nhất, trên tinh thần tự lực, tự cường, các đơn vị trong nước tăng cường nghiên cứu, tăng tính chủ động trong việc sản xuất vaccine./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam có phải cách ly 14 ngày?
20:12' - 01/09/2020
Đối với người nhập cảnh là chuyên gia, trước khi nhập cảnh cần xây dựng phương án làm việc, địa điểm lưu trú, cách ly cụ thể cho các chuyên gia, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không lơ là chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai
17:59' - 01/09/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương luôn chủ động, không lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19
20:47' - 30/08/2020
Ngày 29/8, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 313/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại tầm quốc tế
20:10' - 03/05/2025
Chiều 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp
15:25' - 03/05/2025
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa mở ra chương phát triển mới cho “Hòn ngọc Viễn Đông”
13:11' - 03/05/2025
Với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, Bình Dương đã khẳng định tinh thần tiên phong và khả năng thích ứng vượt bậc.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
11:54' - 03/05/2025
Thành phố Đà Nẵng sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế, nghiên cứu khai thác Tòa nhà ICT tại Khu Công viên phần mềm số 2 để tổ chức hoạt động Trung tâm tài chính quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30' - 02/05/2025
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.