Sớm xây dựng và ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về thực hiện công tác giảm nghèo 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.
* Mục tiêu giảm nghèo xuống dưới 3% Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, thực hiện chính sách giảm nghèo, ngân sách trung ương đã bố trí 22.850 tỷ đồng thực hiện một số chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo.Tính đến ngày 30/6/2020, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho gần 423.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay hơn 18.600 tỷ đồng.
Liên quan đến kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ngân sách trung ương bố trí thực hiện năm 2020 với hơn 10.059 tỷ đồng, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Tính đến hết năm 2019, cả nước còn 8.464 hộ nghèo có thành viên là người có công (gồm 2 nhóm: hộ nghèo không còn sức lao động; hộ nghèo có thành viên còn khả năng lao động, có thể vươn lên thoát nghèo) tại 40 tỉnh, thành phố; giảm 36,26% so với năm 2017.Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh, các địa phương đang tập trung chỉ đạo, đưa ra giải pháp nhằm thực hiện quyết liệt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 không còn hộ người có công thuộc diện nghèo.
Dự kiến đến hết năm 2020, mục tiêu giảm nghèo sẽ giảm từ 3,75% (năm 2019) xuống dưới 3%; bình quân giảm 1-1,5%/năm, tỷ lệ nghèo tại huyện nghèo giảm trên 4%/năm so với năm 2019, đạt mục tiêu Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ giao.
Liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã chủ động hướng dẫn địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi xác định đối tượng hỗ trợ do bị ảnh hưởng sâu về thu nhập do dịch bệnh.Đến nay, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí 17.500 tỷ đồng; thực hiện giải ngân hơn 11.267 tỷ đồng cho hơn 11 triệu người, trong đó cơ hơn 7 triệu người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
“Về cơ bản đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với nhóm đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh khẳng định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, hiện một số địa phương gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 như thực hiện chính sách đặc thù y tế, thực hiện phân khai vốn các chương trình mục tiêu quốc gia... Theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành, phân công và giao trách nhiệm của một số địa phương chưa tuân thủ công tác báo cáo kết quả thực hiện chương trình theo định kỳ 6 tháng và năm 2020.Một số địa phương chuyển nguồn sai quy định, bố trí vốn cho công trình, dự án không thuộc đối tượng hỗ trợ…
* Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thoát nghèo Trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, phương hướng trọng tâm trong thời gian tới nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội trong triển khai chương trình; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thoát nghèo. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Ngọc Dung nêu rõ, trong thời gian tới, các bộ, ngành chú trọng nhiệm vụ trình Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, chuẩn nghèo đa chiều trẻ em áp dụng cho giai đoạn 2021-2025; trình Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025. Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo nhận định, mặc dù tỷ lệ nghèo giảm, vượt mục tiêu đề ra nhưng nhiều nơi vẫn cao, khoảng trên 20%, thậm chí trên 30% tại một số tỉnh miền núi).Do đó, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc; chênh lệch giàu-nghèo; khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục…), thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư… chưa được thu hẹp, đặc biệt tại khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, một số cơ chế, chính sách đặc thù với khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng nên hiệu quả chưa cao.Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo còn dàn trải, chưa tập trung, chưa hỗ trợ đủ mức chuyển biến đời sống người nghèo vùng dân tộc thiểu số.
Trong khi đó, các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy vai trò “đầu tàu”, thiếu tính vượt trội trong các chương trình đầu tư; còn khoảng cách giữa vùng kinh tế trọng điểm và vùng khó khăn, tính liên kết vùng yếu…
Thảo luận bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các thành viên Ban Chỉ đạo nhấn mạnh nên cụ thể hóa mục tiêu giảm nghèo vào chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từng năm và cả giai đoạn; có lộ trình, giải pháp, thực hiện phù hợp, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá… Nêu rõ nhiệm vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện các chính sách giảm nghèo, các ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh việc phân cấp cấp xã, cộng đồng, người dân; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt tại xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo ở tất cả các cấp, đặc biệt cấp cơ sở. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, một số ý kiến nhấn mạnh cần huy động vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp; tạo cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh để khai thác thế mạnh tại địa bàn huyện nghèo, vùng nghèo. Đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong thời gian tới, các bộ, ngành khẩn trương báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành sớm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021-2025; chuẩn nghèo đa chiều trẻ em áp dụng cho giai đoạn 2021-2025; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.
Phó Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương sớm sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 nhằm tổ chức thực hiện chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững hiệu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm sáng trong chính sách giảm nghèo
17:09' - 13/07/2020
Tín dụng chính sách là một trong những đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống...
-
Ngân hàng
Chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo: Hướng tới sinh kế bền vững
09:10' - 28/05/2020
Sau 5 năm triển khai nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ hàng chục nghìn hộ mới thoát nghèo có cơ hội tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững từ vốn chính sách
14:41' - 27/05/2020
Chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội với hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang giúp cho hàng nghìn hộ dân tỉnh Hà Nam thoát nghèo bền vững.
-
Ngân hàng
TP.HCM đặt mục tiêu tất cả hộ nghèo được tiếp cận tín dụng chính sách
15:18' - 26/05/2020
Đây là mục tiêu được UBND Tp. Hồ Chí Minh xác định nhằm đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến
16:09'
Từ nay người dân Thủ đô được hướng dẫn thực hiện thủ tục Cấp đổi giấy phép lái xe tại 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến do 3 đơn vị cung ứng Miễn phí.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Elon Musk ra mắt chatbot AI mới
15:21'
Ngày 17/2, xAI - công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) của tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ phiên bản mới nhất của chatbot Grok, hy vọng sẽ tạo ra tác động đáng kể trong lĩnh vực AI với bản phát hành mới này.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Cần khai thác tiềm năng phát triển điện sinh khối
15:21'
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị điều chỉnh dự thảo đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII nhằm giải quyết tình trạng lãng phí đang xảy ra, khai thác hết tiềm năng phát triển điện sinh khối.
-
Kinh tế & Xã hội
Làn sóng cấm DeepSeek lan rộng và bài toán làm chủ cuộc đua công nghệ
15:17'
Ngày càng có nhiều quốc gia thắt chặt các quy định liên quan đến nền tảng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên R1 của công ty khởi nghiệp DeepSeek phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng đề xuất nâng cấp hồ chứa nước Đạ Hàm
14:46'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hồ chứa nước Đạ Hàm được đầu tư xây dựng từ năm 2003 với nhiệm vụ cấp nước tưới cho 425 ha đất trồng lúa xã An Nhơn.
-
Kinh tế & Xã hội
11 cán bộ lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Ninh Thuận xin nghỉ trước tuổi
14:33'
Theo quyết định, 11 cán bộ xin nghỉ trước hạn tuổi phục vụ (gồm: 6 trưởng phòng và 5 phó trưởng phòng) để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Công an tỉnh thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang triển khai quyết định về tổ chức bộ máy
14:31'
Ngày 18/2, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ chủ chốt
14:30'
Ngày 18/2, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nhà vườn ở "thủ phủ điều" đối mặt với nguy cơ mất mùa
12:46'
Trước ảnh hưởng của thời tiết bất thường cũng như sâu bệnh hại, sau Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã có nhiều khuyến cáo cho người dân trồng điều.