Sông Hồng: Dòng chảy văn hóa đang “chờ” đánh thức
Trải qua hàng nghìn năm, sông Hồng nuôi dưỡng nền văn hóa Thăng Long – Hà Nội, trở thành trục huyết mạch về giao thông, thủy lợi và là trung tâm di sản, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển đô thị nhanh chóng, dòng chảy văn hóa này đang đứng trước nguy cơ đứt gãy nếu không có một chiến lược tổng thể, bài bản và quyết liệt, lấy văn hóa – du lịch làm hạt nhân phát triển.
Khác với các đô thị lớn trên thế giới như Paris, London, Seoul – nơi những dòng sông như Seine, Thames, Hàn được tôn vinh thành trục văn hóa – cảnh quan trung tâm, sông Hồng hiện vẫn như một khoảng trống trong bức tranh phát triển của Hà Nội. Không gian công cộng nghèo nàn; quy hoạch bãi giữa, ven đê chưa đồng bộ; các hoạt động văn hóa – nghệ thuật thiếu điểm tụ.
Trong khi đó, Hà Nội lại đang sở hữu những “trục vàng mềm” bên sông với khả năng kết nối mạnh mẽ: Từ Cổ Loa – Kim Lan – Bát Tràng đến trung tâm phố cổ, hồ Gươm; từ Sơn Tây – Đường Lâm đến các bến diễn xướng dân gian, không gian nghệ thuật đương đại. Chuyên gia văn hóa – Phó Giáo sư,Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhấn mạnh: Muốn phát triển công nghiệp văn hóa phải có hành lang pháp lý rõ ràng và cơ chế huy động nguồn lực cụ thể. Việc xây dựng không gian văn hóa hai bờ sông Hồng cần được nhìn nhận như một chiến lược đầu tư dài hạn, cần tháo gỡ những nút thắt để sử dụng quỹ đất ven sông phục vụ cho văn hóa – nghệ thuật và dịch vụ công cộng. Tiến sỹ Lê Thị Việt Hà (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng chỉ ra: Sông Hồng hoàn toàn có thể trở thành một “Cheonggyecheon của Hà Nội” nếu có tầm nhìn quy hoạch thông minh – xanh – bền vững, hướng đến cộng đồng. Tuy nhiên, những vướng mắc về quy hoạch đê điều, sử dụng bãi sông, quản lý đất đai… cần sớm được tháo gỡ bằng một cơ chế đặc thù. Cần một cú hích chiến lượcTrong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sông Hồng được xác định là “trục xanh, trục cảnh quan trung tâm” và là một trong các trục không gian chủ đạo kết nối các vùng phát triển. Song song đó, Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 cũng đề ra mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, qua đó góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam và khẳng định thương hiệu, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Việc phát triển công nghiệp văn hóa có thể tác động đến các khu vực, trong đó có khu vực sông Hồng, thông qua việc hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa.
Tuy nhiên, hiện nay, tiềm năng văn hóa - du lịch các khu vực ven đô, gắn với các dòng sông và làng nghề truyền thống vẫn chưa được khai thác hiệu quả, sản phẩm du lịch của các điểm đến còn hạn chế. Theo đó, có nhiều ý kiến đề xuất khai thác sông Hồng theo hướng phát triển chuỗi không gian văn hóa – sáng tạo ven sông: từ Cổ Loa, Kim Lan, Bát Tràng, Long Biên đến Hồ Gươm, Gia Lâm. Có thể hình dung tuyến du lịch thủy nội địa này từ Cổ Loa về phố cổ, có điểm dừng tại các làng nghề, bến diễn xướng; tổ chức không gian đi bộ – biểu diễn nghệ thuật dân gian, triển lãm đương đại, chợ đêm làng nghề bên sông; xây dựng mô hình công viên văn hóa mở làm nơi quy tụ nghệ sĩ, cộng đồng sáng tạo, đồng thời tổ chức các hoạt động lễ hội, trải nghiệm văn hóa định kỳ cho người dân và du khách. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho liên danh nhà đầu tư Đèo Cả – Văn Phú nghiên cứu đề xuất dự án “Xây dựng đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng”. Đây được xem là bước đột phá trong thực hiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt từ năm 2022 nhưng chưa có nhiều chuyển động cụ thể.Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 6223/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, yêu cầu các bộ ngành khẩn trương phối hợp thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển Thủ đô. Trong đó, trục sông Hồng được xác định là “biểu tượng phát triển mới của Hà Nội trong kỷ nguyên mới”. Từ đó, các bộ, ngành, cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Hà Nội triển khai, phát triển trục sông Hồng. Thủ tướng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành nhằm tháo gỡ những nút thắt còn tồn tại, từ pháp lý, quy hoạch, đến cơ chế đầu tư. Điều này thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao của Trung ương trong việc đồng hành cùng Hà Nội để biến sông Hồng thành một không gian phát triển bền vững – hiện đại – giàu bản sắc.
Sông Hồng từng là nơi định vị bản sắc Thăng Long, nơi giao thương sầm uất bậc nhất của người Việt cổ. Ngày nay, để "con sông Mẹ" tiếp tục “nói lên tiếng nói của thời đại”, Hà Nội cần đặt văn hóa làm hạt nhân, du lịch làm cầu nối và cộng đồng làm trung tâm. Điều đó chỉ có thể đạt được khi Hà Nội mạnh dạn đề xuất cơ chế đặc thù, như xây dựng “Khu văn hóa – cảnh quan hai bờ sông Hồng” với những hành lang pháp lý riêng, cơ chế huy động nguồn lực linh hoạt, ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp văn hóa – du lịch. Nếu được quy hoạch và đầu tư bài bản, dòng sông này không chỉ là trục cảnh quan chủ đạo của Thủ đô, mà còn là trục phát triển chiến lược về kinh tế, thương mại, sáng tạo và du lịch đưa Hà Nội tiệm cận đẳng cấp của các đô thị lớn trên thế giới. Một Hà Nội bên sông – văn hiến, sáng tạo, đáng sống sẽ không còn là viễn cảnh xa vời nếu hôm nay chúng ta hành động bằng tầm nhìn và quyết tâm.- Từ khóa :
- sông Hồng
- văn hóa sông Hồng
- Hà Nội
- du lịch sông Hồng
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội yêu cầu hoàn thành cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước ngày 30/8
20:03' - 07/07/2025
Từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông như: lát vỉa hè, làm lan can, trồng cây xanh, thảm cỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37' - 07/07/2025
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.
-
Kinh tế và pháp luật
Hiệu quả mô hình cấp định danh điện tử mức 2 cho người nước ngoài tại Hà Nội
15:58' - 04/07/2025
Theo quy định, đối tượng được cấp định danh điện tử mức 2 là người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên, có thẻ tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
XSQB 10/7. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 10/7/2025. XSQB ngày 10/7. XSQB
18:00'
XSQB 10/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 10/7. XSQB Thứ Năm. Trực tiếp KQXSQB ngày 10/7. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 10/7/2025. Kết quả xổ số Quảng Bình Thứ Năm ngày 10/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBDI 10/7. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 10/7/2025. XSBĐ ngày 10/7
18:00'
XSBDI 10/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 10/7. XSBDI Thứ Năm. Trực tiếp KQXSBDI ngày 10/7. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 10/7/2025. Kết quả xổ số Bình Định Thứ Năm ngày 10/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ ô tô đâm liên hoàn xe máy trên phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội): Một nạn nhân tử vong
17:51'
Liên quan đến vụ ô tô đâm liên hoàn xe máy trên phố Trần Đại Nghĩa sáng 9/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, vụ việc khiến 5 người bị thương, trong số này có một nam nạn nhân đã không qua khỏi.
-
Kinh tế tổng hợp
Hàng trăm xác lợn chết bị vứt ra kênh Bắc tại Thanh Hóa
15:51'
Từ ngày 1/7/2025 đến nay, hàng trăm xác lợn chết bị thả trôi trên tuyến kênh Bắc. Đây là kênh có vai trò quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho 11 phường, xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế tổng hợp
Cần Thơ: Giải ngân đầu tư công đạt 30% – Dự án giao thông cần “lực đẩy”
15:32'
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Văn Hòa cho biết, thời gian tới số vốn cần giải ngân rất lớn để đạt theo kế hoạch, các ban cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Rong mơ vào vụ, ngư dân Khánh Hòa trúng đậm
13:30'
Những ngày này, ngư dân vùng biển phía Nam của tỉnh Khánh Hòa đang tất bật vào mùa khai thác rong mơ tự nhiên.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghị quyết 57: Cú hích hạ tầng công nghệ Đà Nẵng
13:06'
Sáng 9/7, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW (Ban Chỉ đạo 57 thành phố Đà Nẵng), đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Kinh tế tổng hợp
Khi Phú Quốc “đo” hiệu quả bằng sự hài lòng của dân
12:30'
Phú Quốc đã chuẩn bị trước, kỹ lưỡng về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, dữ liệu… cơ bản đáp ứng được những dịch vụ công mà chính quyền đặc khu cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng Tháp giữ “lộc trời” giữa dòng sông Tiền
11:32'
Hơn một năm qua, trên sông Tiền, tại khu vực bờ kè An Thạnh, phường Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện đàn cá tự nhiên với rất nhiều loài cá nước ngọt như: cá tra, cá trê, cá rô, cá vồ đém…