Start – up về công nghệ y tế của Việt Nam chiếm chưa đến 2% toàn châu Á
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ảnh minh họa
Sáng 18/11, Hội Truyền thông số Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và quản trị dữ liệu trong lĩnh vực y tế".
Tại hội thảo, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dữ liệu trong xã hội thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong y tế, chuyển đổi số góp vai trò rất lớn trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, có thể thấy điều này trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Hoạt động chuyển đổi số, trực tuyến đã góp phần đáng kể triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp, hạn chế thiệt hại do đại dịch COVID–19 gây ra.
Thị trường công nghệ y tế đang bùng nổ trên toàn cầu, được định giá 143,6 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến quy mô thị trường sẽ tăng trưởng với tốc độ 16,2% từ năm 2020 đến năm 2027. Tuy nhiên, tại thị trường tiềm năng như Việt Nam, số lượng khởi nghiệp (start – up) trong lĩnh vực công nghệ y tế chiếm chưa đến 2% trong tổng số 4.000 start – up của toàn châu Á.Nguyên nhân không phải là do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu năng động, yếu kém về công nghệ mà chủ yếu xuất phát từ việc thiếu cơ hội tiếp cận dữ liệu y tế, dẫn đến hạn chế các cơ hội khởi nghiệp và đầu tư.
Ở góc độ tiếp cận chính sách, việc xây dựng hệ thống quản trị và khai thác dữ liệu y tế không đồng nghĩa với việc vi phạm quyền riêng tư.Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, nhu cầu khai thác dữ liệu y tế trên thị trường là rất lớn, nếu như không hợp pháp hóa và có một hành lang pháp lý rõ ràng thì dữ liệu sẽ bị mua bán trái phép, lợi ích tổng thể của chuyển đổi số y tế cũng không đạt được.
Cốt lõi của an toàn dữ liệu nằm ở thiết kế và quản trị hệ thống dữ liệu tốt, phân loại, trao quyền và kiểm soát được quyền tiếp cận dữ liệu.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (Hội Truyền thông số Việt Nam), Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội quý báu để khai thác giá trị từ chuyển đổi số y tế (xấp xỉ 23 tỷ USD) do thiếu chiến lược toàn diện, khung pháp lý rõ ràng về dữ liệu y tế số.Nếu vẫn theo con đường như hiện nay, lợi ích của chuyển đổi số y tế có lẽ chỉ dừng lại trong giới hạn cải cách thủ tục hành chính, giấy tờ, quản trị cơ sở khám chữa bệnh và phục vụ quản lý hành chính nhà nước...
Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia đang có xấp xỉ 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, chi phí cho chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn. Dự đoán, chi phí tiêu dùng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam là 15,6 tỷ USD vào năm 2018 và sẽ tăng lên 42,9 tỷ USD vào năm 2028...
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ thông tin về quản trị dữ liệu trong khu vực công, đánh giá về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực y tế, khía cạnh đạo đức và chính sách trong quản trị dữ liệu – tham chiếu từ khung quản trị dữ liệu của New Zealand.Các đại biểu cũng đề cập đến triển vọng và thách thức trong phát triển sản phẩm giải pháp quản trị dữ liệu y tế, kinh nghiệm quốc tế xây dựng và quản trị dữ liệu y tế…
Các đại biểu đã nêu ra những khuyến nghị để khai thác hiệu quả dữ liệu y tế tốt. Trong đó, các đại biểu khuyến nghị Bộ Y tế cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế thí điểm cơ chế pháp lý và kỹ thuật nhằm khai thác dữ liệu.Ưu tiên ngắn hạn của Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông là tập trung xây dựng chuẩn dữ liệu để phục vụ kết nối và thu thập dữ liệu, làm nền tảng cho phân loại, khai thác, chia sẻ, hướng dẫn và giám sát thực thi về quản trị nhà thầu.
Cơ quan chức năng cần ban lành Luật về dữ liệu cá nhân làm nền tảng pháp lý cho việc xác định các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong tiến trình thu thập, xử lý, khai thác thông tin, dữ liệu liên quan đến cá nhân. Trên cơ sở đó, ngành y tế sẽ ban hành các quy định, tiêu chuẩn riêng cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.../.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công
17:44' - 10/11/2020
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng Việt Nam 2020 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để phát triển nhanh và bền vững
22:34' - 30/10/2020
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Việt Nam coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hướng đến năm 2030 trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng.
-
Công nghệ
Hệ thống Hỗ trợ giao dịch trực tuyến KeyPay đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam 2020
11:10' - 22/10/2020
Ở hạng mục cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc, Keypay là 1 trong 7 sản phẩm Nhà nước được trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34'
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30'
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30'
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.
-
Công nghệ
Phụ nữ dân tộc thiểu số thích ứng với công nghệ số
13:30' - 30/06/2025
Việc người dân tộc thiểu số tiếp cận với điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội không chỉ là một thay đổi công nghệ đơn thuần, mà là sự khởi đầu cho nhiều chuyển biến xã hội sâu sắc.
-
Công nghệ
Vĩnh Long nâng cao kỹ năng về ứng dụng AI và công vụ số cho cán bộ, công chức
08:00' - 30/06/2025
Ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn Bình dân học vụ số với chủ đề “Ứng dụng AI dành cho cán bộ, công chức và viên chức tỉnh Vĩnh Long” năm 2025.