Stratfor: Cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn kéo dài
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho rằng mặc dù Washington và Bắc Kinh có thể tìm được một vài điểm chung, song cả hai đều coi đây là cuộc chiến tranh giành ưu thế kinh tế trong thế kỷ 21. Đây sẽ là một cuộc chiến khốc liệt, gây ra những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Sự đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc là điều tất yếu kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Khi đó, Mỹ - nước có công không nhỏ trong việc kết nạp Trung Quốc - cho rằng việc đưa Trung Quốc vào WTO sẽ giúp làm tăng việc làm và xuất khẩu của nước Mỹ.
Và việc kết nạp Trung Quốc vào tổ chức này đã mở cửa một thị trường khổng lồ có hơn 1,25 tỷ dân. Mặc dù điều này đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, song nó cũng trở thành sai lầm chiến lược lớn nhất của Mỹ trong 30 năm qua.
Trên thực tế, trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc thường xuyên là một cường quốc kinh tế và quân sự nổi trội tại châu Á - Thái Bình Dương, và cách đây 200 năm đã chiếm 2/3 nền kinh tế toàn cầu.
Công nghiệp hóa và chủ nghĩa đế quốc tại châu Âu và Mỹ đã làm giảm thị phần đó của Trung Quốc cho tới khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu cuộc cải cách kinh tế và mở cửa vào năm 1978. Và thậm chí trước khi nước này khôi phục được vị thế nổi trội, họ đã đóng góp khoảng 5% cho nền kinh tế toàn cầu.
Việc trở thành thành viên của WTO có thể giúp Trung Quốc tiến nhanh hơn trên con đường trở lại với ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới, song nước này hoàn toàn có thể làm được điều đó bất luận có ở trong WTO hay không.
Đồng thời, những khả năng công nghệ của Trung Quốc đang nhanh chóng gia tăng. Mặc dù Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong nhiều công nghệ thương mại và quân sự, song Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách này với tốc độ khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hoảng sợ.Kế hoạch "Made in China 2025" của Bắc Kinh - nỗ lực rót các nguồn lực kinh tế khổng lồ cho đổi mới - đang khiến Washington đặc biệt lo ngại vì mục tiêu của kế hoạch này là vượt Mỹ trong những công nghệ tối tân như người máy và trí tuệ nhân tạo. Với công nghệ theo kịp ảnh hưởng kinh tế, Trung Quốc sẽ thực sự trở thành đối thủ đáng gờm đối với Mỹ.
Do đó, hoàn toàn không ngạc nhiên khi các chính sách công nghiệp và công nghệ của Trung Quốc trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi. Tổng thống Trump đã phê chuẩn kế hoạch áp thuế 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá gần 50 tỷ USD từ Trung Quốc, có thể có hiệu lực vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.Trung Quốc đã phản ứng tương tự, tuyên bố áp thuế 2% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ cũng trị giá gần 50 tỷ USD. Lẽ ra cuộc tranh cãi thương mại dừng lại ở đây song ông Trump lại phản ứng trước đòn trả đũa của Bắc Kinh bằng cách chỉ đạo cho Đại diện thương mại Mỹ xem xét áp đặt thuế quan 25% đối với số hàng hóa bổ sung của Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cuối tháng này sẽ công bố những biện pháp mới hạn chế Trung Quốc đầu tư và mua lại trong các lĩnh vực chiến lược của Mỹ như công nghệ. Ngoài ra, Mỹ đang trấn áp các công ty công nghệ của Trung Quốc và xem xét giảm cấp thị thực cho sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả Trung Quốc.
Chiến lược của Washington là gây áp lực đối với Bắc Kinh càng mạnh càng tốt trước khi bước vào đàm phán, với hy vọng Trung Quốc sẽ có một số nhượng bộ. Theo danh sách những yêu cầu mà chính quyền Trump đưa ra cho Bắc Kinh, Mỹ đang theo đuổi hai mục tiêu chính: giảm thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc và giảm bớt hàng rào thuế quan của Trung Quốc đối với Mỹ.Đối với Trung Quốc, những lợi ích mâu thuẫn nhau sẽ làm phức tạp thêm chiến lược của Mỹ. Nước này muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại và muốn làm dịu căng thẳng với Mỹ, vì leo thang chiến tranh thương mại hầu như không có lợi cho họ. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể gây nguy hiểm cho vị thế của mình trên thế giới bằng cách nhượng bộ Mỹ.Bắc Kinh không muốn lặp lại sai lầm của Chính phủ Nhật Bản trong đàm phán với Washington hồi thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, khi Tokyo thay đổi chính sách kinh tế để phù hợp với Mỹ. Hơn nữa, Trung Quốc cho rằng họ có sức nặng kinh tế ngang ngửa với Mỹ nếu như buộc phải "so găng".
Nếu như Tổng thống Trump quyết định tiến hành đợt thuế quan thứ hai, Trung Quốc sẽ rơi vào thế khó để đưa ra quyết định. Nước này có thể cũng đưa ra những lời đe dọa thuế quan tương tự, song như vậy là áp thuế lên mọi thứ mà nước này nhập từ Mỹ (mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Mỹ chưa tới 150 tỷ USD).
Theo ước tính của các nhà kinh tế, vòng áp thuế quan đầu tiên sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ giảm 1%. Do đó, Bắc Kinh không chắc sẽ có nhượng bộ trong những vấn đề kinh tế cốt lõi nếu như trước hết không nhận được sự đảm bảo rằng đổi lại, Washington sẽ làm dịu áp lực đối với họ.
Tuy nhiên, với chính quyền Mỹ hiện nay, Chính phủ Trung Quốc sẽ khó lòng nhận được sự đảm bảo như vậy.Mối nguy hiểm ở đây là Washington sẽ áp thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Do đó, có thể Trung Quốc sẽ tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán. Như vậy họ có thể có thêm thời gian, thể hiện thiện chí thảo luận về những quan ngại của Washington với hy vọng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ đem lại một chính quyền "biết điều" hơn với Trung Quốc.
Trong quá khứ, hiếm có Tổng thống Mỹ nào xử lý vấn đề thâm hụt thương mại theo cách mà ông Trump đang làm, và những chính sách của Mỹ hiện nay có thể bị bãi bỏ một khi có chính quyền mới. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh kinh tế ngấm ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn kéo dài. Cuộc tranh chấp thương mại hiện nay mới chỉ là vòng một của cuộc chiến kinh tế dự kiến kéo dài nhiều năm, nếu không nói là hàng thập niên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung bắt đầu vòng đàm phán thứ hai về thương mại
14:00' - 17/05/2018
Ngày 16/5, Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán thứ hai về thương mại nhằm tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng trong quan hệ thương mại gây căng thẳng giữa hai nước trong thời gian qua.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản xem xét các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
11:09' - 17/05/2018
Nhật Bản đang cân nhắc áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ có tổng trị giá 409 triệu USD nhằm đáp trả việc Washington gần đây tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ kỳ vọng vào nỗ lực hòa giải của các nhà đàm phán thương mại Mỹ-Trung
18:28' - 16/05/2018
Các doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách tránh khỏi những tác động bởi biểu thuế mới mà Tổng thống Donald Trump dọa sẽ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc các biện pháp thay thế trừng phạt đối với Tập đoàn ZTE của Trung Quốc
10:08' - 15/05/2018
Mỹ sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp thay thế cho các biện pháp trừng phạt hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.