Sử dụng hiệu quả vật liệu thay thế trong xây dựng cao tốc
Ngày 27/9, Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông” với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn thiếu vật liệu san nền cho các dự án hạ tầng giao thông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là dự án Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn II (2021-2025), hội thảo này sẽ bàn về một số vấn đề thực tiễn trong sử dụng vật liệu xây dựng khi xây dựng đường bộ cao tốc.
Cùng đó là một số giải pháp như nghiên cứu sử dụng cát biển trong xây dựng đường bộ cao tốc; sử dụng tro xỉ nhiệt điện kết hợp với cát mặn để đắp nền đường ven biển… Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm khai thác cát biển để xây dựng hạ tầng giao thông, cầu cạn… tại một số quốc gia.Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ so sánh giải pháp cầu cạn với việc nền đường đắp trên đất yếu trong bối cảnh khan hiếm vật liệu đắp nền; đề xuất phương án cầu cạn với sự phát triển bền vững hệ thống hạ tầng giao thông Việt Nam đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chi phí đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc sử dụng nền đường bằng cát đắp và phương án cầu cạn bê tông cốt thép ở Việt Nam…
Từ đó, làm rõ tính khả thi của giải pháp về vật liệu xây dựng thay thế và giải pháp sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế cho phương pháp xây dựng đường bộ cao tốc sử dụng đất đắp nền trong bối cảnh vật liệu đắp nền ngày càng khan hiếm – Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nêu rõ.Các công trình hạ tầng giao thông nói chung và công trình đường bộ cao tốc nói riêng thường được cấu tạo với các lớp vật liệu nền, móng, mặt đường. Trừ đoạn tuyến đi qua vùng địa hình đồi núi, trung du có cấu tạo nền đường dạng đào, đắp hỗn hợp có thể tận dụng vật liệu lân cận, còn lại đoạn tuyến đường đi qua vùng đồng bằng thường gặp nền đất yếu, đòi hỏi phải có giải pháp xử lý nền, thay đất, tôn cao độ nền, dẫn đến khối lượng vật liệu đất (cát) cần sử dụng là rất lớn.Đơn cử như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, giai đoạn 2022-2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền. Với giải pháp sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…) sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu, nguồn tài nguyên cát thiên nhiên sẽ sớm cạn kiệt. Điều này còn gây ra tình trạng sói mòn, sạt lở bờ sông, thu hẹp đất liền, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động xấu đến môi trường, đời sống an sinh xã hội…
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nhiều tổ chức, cá nhân, nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát sông trong công trình hạ tầng giao thông như: cát biển, tro xỉ nhiệt điện; hay nghiên cứu sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp để tận dụng được khả năng cung cấp với khối lượng lớn xi măng, sắt thép trong nước.
Tuy nhiên, cũng cần phải có đáng giá tác động môi trường, hệ sinh thái cẩn trọng nếu khai thác cát biển quy mô lớn; cùng đó là có nghiên cứu cụ thể để khẳng định tính hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường đối với phương án sử dụng cầu cạn.Ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Vinaconex – một trong những nhà thầu thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông cho biết, đối với các dự án xây dựng đường cao tốc có khối lượng vật liệu đắp (đất, cát) rất lớn đến vài triệu m3. Trong khi đó, thời gian thi công được tính từ ngày khởi công xây dựng công trình khi đáp ứng các điều kiện tại điều 107 Luật xây dựng năm 2014 chưa tính đến thời gian nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xin cấp phép khai thác mỏ.Do đó, thời gian thi công các Gói thầu cao tốc phải tính thêm thời gian xin cấp phép khai thác mỏ vật liệu xây dựng thông thường. Để đáp ứng tiến độ thi công, ông Thanh đề xuất các địa phương cho phép nhà thầu tiến hành song song với việc khai thác và trình duyệt thủ tục cho đến khi được cấp phép khai thác trên cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường…Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả Khương Văn Cương cũng kiến nghị, chủ đầu tư dự án cần xác rõ điều kiện cần để khởi công dự án là phải đầy đủ thủ tục khai thác mỏ vật liệu để bàn giao cho nhà thầu; phối hợp với cơ quan liên quan để triển khai đồng bộ thủ tục cấp phép, khai thác trong quá trình lập, phê duyệt dự án.Bên cạnh đó, địa phương nơi có dự án đi qua cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ cấp phép và thời gian xử lý thủ tục phê duyệt cho nhà thầu khai thác mỏ vật liệu đã quy hoạch phục vụ thi công cao tốc.Thậm chí, mời các chủ mỏ thương mại làm việc với nhà thầu xác định cụ thể trữ lượng, công suất còn lại và cam kết cung cấp cho dự án cao tốc để làm cơ sở cho nhà thầu lập tiến độ thi công phù hợp thực tế; hỗ trợ nhà thầu trong quá trình lập, phê duyệt phương án bồi thường đối với các mỏ vật liệu và thỏa thuận đơn giá mặt bằng với người dân; thường xuyên cập nhật điều chỉnh các thông báo giá vật liệu sát với thực tế - ông Cương đề xuất.Thêm vào đó, các bộ ngành, cơ quan quản lý chỉ đạo xây dựng và điều chỉnh định mức phù hợp, đảm bảo việc tính đúng, tính đủ; thúc đẩy việc nghiên cứu, đánh giá tác động, xác định chỉ tiêu kỹ thuật để sớm đưa vào ứng dụng thực tiễn về việc sử dụng những vật liệu mới như cát biển, tro xỉ nhiệt điện… cho các dự án hạ tầng giao thông. Điển hình là các dự án khu vực miền Tây đang nan giải về bài toán vật liệu.
Ngoài ra, có thể ban hành các tiêu chuẩn đắp đất lẫn đá, đắp đá để tận dụng tối đa vật liệu đào nền; chỉ đạo việc lập phương án so sánh chi phí đầu tư về việc thi công nền đường đắp với việc thi công cầu cạn bê tông để có lựa chọn phù hợp. Mỏ ở các sông hiện nay đều quy định cấm khai thác vào mùa mưa lũ, do đó, cũng cần có hướng dẫn về việc tập kết vật liệu theo mùa để đảm thi công xuyên suốt – nhà thầu kiến nghị.Ông Hà Huy Anh – Quản lý dự án của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam nêu vấn đề thiết lập ngân hàng cát cho toàn vùng nhằm giúp quản lý cát sông một cách bền vững hơn, đặc biệt trong giai đoạn dần dần chuyển đổi từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào cát sông sang các loại vật liệu thay thế bền vững khác ở Việt Nam.Theo ông Hà Huy Anh, Chính phủ và các bộ ngành nên cân nhắc xem xét về sự khan hiếm của cát sông cũng như hậu quả của việc cạn kiệt nguồn cát dự trữ hiện có để hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến nhằm giảm tối đa việc khai thác cát song. Cụ thể như hỗ trợ các nghiên cứu, phát triển, sử dụng nguồn thay thế bền vững, đặc biệt là đối với cơ sở hạ tầng đầu tư công, ví dụ cát nghiền; thúc đẩy công trình xây dựng theo hướng tiết kiệm tài nguyên, thiết kế bền vững.Xây dựng cao tốc trên cầu cạn cũng là một giải pháp được đề xuất nhằm giảm tác động đến trao đổi nước và trầm tích từ dòng sông với đồng bằng ngập lũ, vừa giúp giảm một lượng lớn vật liệu san lấp nền đường, vừa tránh được phân mảng đồng bằng và chia cắt cộng đồng dân cư hiện hữu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện về tháo gỡ vướng mắc cung ứng vật liệu xây dựng
08:52' - 22/06/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng thông thường.
-
Kinh tế & Xã hội
Cao Bằng xử lý việc thiếu vật liệu xây dựng thông thường
08:38' - 22/06/2023
Với công suất khai thác như hiện nay thì hai mỏ đá không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn tới giá thành vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình.
-
Bất động sản
Có 8 hiệp hội nghề nghiệp kiến nghị giải pháp cho thị trường vật liệu xây dựng
16:21' - 10/06/2023
Thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu vốn, dân thiếu việc làm, lãi suất ngân hàng cao, thuế cao so với điều kiện thực tế khiến thị trường vật liệu xây dựng hầu như ngưng trệ.
-
DN cần biết
Thành lập tổ nghiên cứu thí điểm cát biển làm vật liệu xây dựng các dự án giao thông
20:54' - 04/05/2023
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký quyết định về việc thành lập tổ nghiên cứu thí điểm cát biển làm vật liệu xây dựng các dự án giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung gỡ vướng về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai các dự án đầu tư xây dựng
10:22' - 02/04/2023
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có những giải pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.