Sử dụng vi khuẩn để biến chất thải con người thành thức ăn trên vũ trụ

17:48' - 29/01/2018
BNEWS Các nhà khoa học đã tìm ra một nguồn thức ăn tiềm năng cho các nhà du hành vũ trụ bằng cách sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa chất thải con người thành một loại thức ăn kiểu Marmite.

 Marmite là loại thức ăn sệt, màu nâu thẫm, dùng để phết lên bánh mì, làm từ ngũ cốc đã lên men.

Trong báo cáo được đăng trên tạp chí khoa học Life Science, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania của Mỹ đã phác thảo phương pháp làm chia tách các chất thải dạng rắn và lỏng để có thể tạo ra protein và thành phần chứa nhiều chất béo từ chất thải của con người.

Các nhà khoa học cho biết họ đã tiến gần tới khả năng có thể xử lý chất thải của các nhà du hành vũ trụ để tạo ra một loại thức ăn

có thể ăn được trực tiếp hoặc không trực tiếp. Theo các nhà khoa học, loại thức ăn này sẽ khá giống với loại thức ăn Marmite hay Vegemite (loại bơ có màu nâu đen, vị mặn, mùi hắc, được cô đặc và chế biến từ men bia và bọt bia) và có thể được sử dụng làm thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ.

Nguồn thức ăn cho đến nay vẫn là trở ngại lớn cho các chuyến bay vào vũ trụ dài ngày và chuyển hóa chất thải thành nguồn thức ăn dinh dưỡng là một trong các giải pháp cho vấn đề này.

Theo các nhà khoa học, phương pháp trên bao gồm cả khả năng tiêu hóa mà không cần ô-xy, một quá trình mà ở đó các chất sẽ bị tiêu hóa không cần đến ô-xy. Đây được coi là phương pháp khả thi nhất cho vấn đề vi khuẩn phân hủy.

Nhóm nghiên cứu cho biết mặc dù phương pháp của họ chưa thực sự sẵn sàng để áp dụng trên thực tế song nó có thể đưa đến cách thức tạo ra thức ăn mới ngay trong không gian phục vụ cho các nhà du hành vũ trụ trong các chuyến bay dài ngày./.

>>> Ngành hàng không vũ trụ nước Anh đối mặt với chi phí gia tăng

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục