Sửa đổi hướng dẫn đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Chính phủ ban hành Nghị định số 9/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Nghị định số 09/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 quy định về đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế. Theo quy định mới, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm phải tổ chức đấu thầu nội khối theo quy định, trừ trường hợp người có thẩm quyền xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế để mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án, gói thầu. Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ, cơ quan mua sắm thực hiện như sau: Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu; đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu; đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu; đối với gói thầu cung cấp dịch vụ thuộc mã CPC 75231 (các dịch vụ mạng dữ liệu), CPC 75232 (các dịch vụ thông tin và tin nhắn điện tử), CPC 84 (dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan) quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu, hoặc chỉ cho phép nhà thầu trong nước tham dự thầu. Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa, cơ quan mua sắm thực hiện như sau: Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm chỉ cho phép nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên tham dự thầu; đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu. Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu. Bên cạnh đó, Nghị định bổ sung hai điều kiện để công nhận nhà thầu đạt tư cách hợp lệ. Theo đó, nhà thầu là tổ chức, cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và thêm điều kiện: Không chịu phán quyết cuối cùng của tòa án về việc phạm tội nghiêm trọng hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác trong vòng 3 năm trước thời điểm đóng thầu; không có bằng chứng về việc nhà thầu có hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong vòng 3 năm trước thời điểm đóng thầu. Nghị định bổ sung Khoản 7 vào Điều 7 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Nghị định quy định trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau.Nhà thầu tham dự thầu không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và tài chính đối với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó nếu nhà thầu tư vấn cũng là công ty con thuộc tập đoàn./.
>>Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu bị phạt tới 300 triệu đồng
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đề xuất cơ chế cho đấu thầu “điện sạch”
17:56' - 11/01/2022
Ngày 11/1, Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm "Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo".
-
Doanh nghiệp
Cấm đấu thầu doanh nghiệp cung cấp thông tin không trung thực
08:56' - 07/01/2022
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định cấm Công ty cổ phần Xây dựng và du lịch Như Vũ tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong vòng 3 năm.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ đấu thầu thiết bị tại Sở Y tế tỉnh Sơn La: Chủ mưu nhận mức án 8 năm tù giam
14:44' - 29/12/2021
Sau 3 ngày xét xử, ngày 29/12, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã tuyên án đối với 8 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở Y tế tỉnh Sơn La.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.