Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử để xây dựng kinh tế số, chính phủ điện tử
Thông qua hội thảo, Ban Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Giao dịch điện tử phục vụ công tác tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử.
Việc này phù hợp với bối cảnh các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến giao dịch điện tử đều mong muốn sửa đổi để Luật Giao dịch điện tử theo kịp thực tiễn, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại điện tử phát triển, là cơ sở để Việt Nam xây dựng kinh tế số, chính phủ điện tử.
Theo Thống kê của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng của Chính phủ đang hoạt động.Các giao dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử được ký số đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các giao dịch.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2019, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác... Tuy nhiên, sau gần 15 năm triển khai thi hành, đến thời điểm hiện tại, Luật Giao dịch điện tử đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Luật này hiện thiếu nhất quán trong quy định chi tiết đối với thông điệp dữ liệu về định dạng, thời gian gửi, nhận, lưu trữ, chuyển đổi, dẫn tới khó khăn khi liên thông, công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống. Luật thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử đối với các cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử. Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ rõ, hiện nay, quy định về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu, tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử chưa rõ ràng. Luật Giao dịch điện tử hiện thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử. Theo báo cáo của đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel, hiện nay, thói quen dùng tiền mặt của người dân, hạ tầng công nghệ còn hạn chế, số vụ tội phạm công nghệ cao giă tăng là những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của giao dịch, thanh toán điện tử tại Việt Nam.Ngoài ra, các nguyên nhân khác như thiếu sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc xử lý các giao dịch, hồ sơ điện tử; các đơn vị sử dụng dịch vụ điện tử còn lo lắng về các kê khai thông tin trên chứng từ điện tử, nhận thức về tính an toàn, bảo mật của các giao dịch điện tử chưa cao...
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và phát triển kinh tế số tại Việt Nam, chữ ký hiện tử là một công cụ đắc lực nhất phục vụ chuyển đổi số. Để thúc đẩy thanh toán số, các chuyên gia đề cập đến những thay đổi về khuôn khổ pháp lý của chữ ký điện tử.Theo các chuyên gia, cần hướng đến các tiêu chí là bối cảnh xung quanh công đoạn ký, làm rõ danh tính, ý định ký và thao tác thêm chữ ký vào thông điệp dữ liệu của chủ thể. Cùng với đó là việc cân đối giữa rủi ro của giao dịch điện tử và tiện ích, chi phí đối với các chủ thể tham gia giao dịch.
Nhiều ý kiến đóng góp tại hội thảo đề cập đến việc xây dựng cần bổ sung quy định bảo hiểm và đền bù thiệt hại đối với các giao dịch điện tử nhằm thúc đẩy sự tin tưởng sử dụng của khách hàng. Cùng với đó là cần phân định điều kiện đảm bảo an toàn cho các nhân và doanh nghiệp về hạng mục chữ ký số.../.>>>Có thể "quét" ví điện tử khi đi khám ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt: Mong chờ "cú hích" mới
15:40' - 16/06/2020
Thanh toán không tiền mặt mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia gồm: người tiêu dùng, người bán hàng và các tổ chức tín dụng
-
Ngân hàng
Thời của thanh toán chạm và "vẩy" thẻ
14:20' - 16/06/2020
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng giảm sử dụng tiền mặt, thay vào đó là các thanh toán kỹ thuật số qua công nghệ không tiếp xúc (contactless).
-
Ngân hàng
Những lợi ích không thể bỏ qua của thanh toán không dùng tiền mặt
19:18' - 15/06/2020
Việc sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mà phổ biến là thanh toán điện tử sẽ mang đến lợi ích lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Cần Thơ đồng hành cùng chủ trương số hóa y tế quốc gia
07:30'
Hồ sơ bệnh án điện tử là một trong những nội dung trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số
13:30' - 11/07/2025
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Lạc Dương, các tình nguyện viên luôn có mặt từ sớm để hỗ trợ người dân đến làm thủ tục.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch tung loạt sản phẩm mới vào đầu năm 2026
10:33' - 11/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Apple dự kiến tung ra nhiều sản phẩm mới trong nửa đầu năm 2026, trong đó đáng chú ý có mẫu iPhone giá rẻ iPhone 17e, loạt iPad mới và các dòng máy Mac nâng cấp.
-
Công nghệ
Đà Nẵng hoàn tất triển khai hạ tầng số và dịch vụ công trực tuyến
07:30' - 11/07/2025
Các hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, văn bản điện tử, nền tảng tích hợp - chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh, báo cáo và họp trực tuyến đều đã hoàn thiện, vận hành ổn định.
-
Công nghệ
OpenAI sắp tung trình duyệt web tích hợp AI
10:45' - 10/07/2025
OpenAI, hãng công nghệ đứng sau cơn sốt toàn cầu ChatGPT, đang chuẩn bị cho ra mắt trình duyệt web tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Cơ hội cho Đông Nam Á trong cuộc đua công nghệ AI
07:30' - 10/07/2025
Việc các công ty AI của Mỹ và Trung Quốc mở rộng hoạt động sang những thị trường mới là xu hướng lớn trong năm nay.
-
Công nghệ
Triển khai bệnh án điện tử: Chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số
13:30' - 09/07/2025
Đến nay, Hà Nội có 17/42 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.
-
Công nghệ
Phát huy sức trẻ, hỗ trợ người dân chuyển đổi số
07:30' - 09/07/2025
Các tình nguyện viên đến từng khu dân cư, hộ gia đình để hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng nền tảng số, hướng dẫn tra cứu, nộp hồ sơ trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính công thuận tiện.
-
Công nghệ
Số hóa quản lý tài nguyên nước và vận hành hồ chứa
17:40' - 08/07/2025
Với việc ứng dụng công nghệ số vào quản trị tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước đã triển khai xây dựng Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.