Sửa đổi Luật Thủ đô, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ chính thức được trình Quốc hội chiều 10/11. Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, sự phát triển của Thủ đô là niềm tự hào chung của cả nước. Vì vậy, việc hoàn thiện dự thảo Luật không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô mà còn tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, mọi người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị thế, vai trò của mình. Sửa đổi Luật Thủ đô là dịp để đánh giá một cách căn cơ, toàn diện quá trình hơn 10 năm thi hành Luật; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém; từ đó, đề ra các giải pháp khắc phục đầy đủ, toàn diện, hiệu quả và khả thi.
“Thủ đô chỉ có một và Hà Nội không giống bất cứ một địa phương nào. Do đó, việc hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đề ra được những chính sách đặc thù, phù hợp với vị trí, vai trò của trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, tạo hành lang pháp luật cho Thủ đô phát triển nhanh chóng và hiệu quả”, đại biểu chỉ rõ.
Đồng thời, đại biểu Trần Văn Lâm cũng mong muốn sự phát triển của Thủ đô sẽ tạo động lực lan tỏa cho khu vực và cả nước. Muốn vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô phải tính trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các các địa phương ở khu vực, của vùng và của cả nước.“Yêu cầu này có thể được giải quyết thông qua các nội dung về quy hoạch đặt ra trong dự thảo Luật. Quy hoạch Thủ đô phải tạo ra sự kết nối liên thông để Thủ đô có thể chia sẻ với các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và nhận lại về sự chia sẻ, đóng góp", đại biểu gợi mở.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định, việc trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 có ý nghĩa rất quan trọng bởi Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt quốc gia, chiếm 45% tổng thu ngân sách cả nước.
“Quan trọng hơn, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là bộ mặt của quốc gia, là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, cần thể chế thuận lợi nhất, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Hà Nội. Nhân dân cả nước luôn tin yêu, kỳ vọng Hà Nội về một Thủ đô đi đầu”, đại biểu Trần Hoàng Ngân chia sẻ.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chỉ rõ, Luật Thủ đô được ban hành năm 2012 đã tạo bước đột phá để Hà Nội tiến lên một bước mới; tuy nhiên, sau 10 năm thi hành đã bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, đòi hỏi phải sớm sửa đổi để phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.Tán thành với quy định về cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô được nêu trong dự thảo Luật, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, việc thu hút và “giữ chân” nhân tài cần hướng đến không chỉ người ở trong nước mà còn cả người ở nước ngoài, không chỉ là những người gốc Hà Nội mà còn từ khắp các tỉnh, thành phố và kiều bào muốn đến Hà Nội sinh sống, làm việc.
Do đó, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù tương đối cho mọi đối tượng, để người dân đến với Hà Nội đều cảm nhận được một chính quyền đô thị nhân văn, có tinh thần cầu thị.
“Tôi tin thành phố sẽ có chế độ đãi ngộ rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tiễn và quỹ ngân sách. Điều quan trọng, cốt lõi nhất là những chính sách này phải mang tính đãi ngộ vượt trội, hơn hẳn những nơi khác để người giỏi, người tài phát huy được năng lực, cống hiến xây dựng Thủ đô phát triển”, đại biểu nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cơ bản nhất trí với các chính sách về y tế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu nhấn mạnh, Thủ đô là nơi tập trung rất nhiều các bệnh viện, không chỉ là cấp thành phố mà còn là cấp quốc gia. Các bệnh viện Trung ương nổi tiếng đều ở Thủ đô. Điều đó đồng nghĩa với việc Hà Nội có hệ thống trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế rất tốt, đó là một lợi thế không được đánh mất.
Do đó, về mặt tổ chức, đại biểu Nguyễn Anh Trí kiến nghị cần có những trung tâm y tế lớn, tầm cỡ quốc tế đóng trên địa bàn Thủ đô. Đó là một tổ hợp gồm nhiều bệnh viện, chuyên khoa đầu ngành. Đồng thời, cần thiết lập một mạng lưới các trạm y tế, các phòng khám, bệnh viện nhỏ, lan tỏa, len lỏi được vào các khu dân cư, để khi người dân gặp phải bất kỳ tình huống nào, từ việc bị bỏng nước sôi, bị chó cắn hoặc một cháu bé bị sốt thì chỉ trong vòng 15 phút đã tiếp cận được cơ sở y tế. Tán thành với việc dự thảo Luật quy định về việc tạo cơ chế thúc đẩy phát triển y học gia đình, đại biểu Nguyễn Anh Trí khẳng định, việc xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình là rất cần thiết. Các bác sĩ gia đình sẽ phụ trách hồ sơ sức khỏe, nắm được tình hình sức khỏe của từng gia đình, qua đó phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đại biểu cũng tán thành với việc dự thảo Luật quy định việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế để phát triển hoạt động khám, chữa bệnh y học gia đình trên cơ sở nguồn kinh phí bảo hiểm y tế được giao dự toán cho thành phố, phù hợp với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.- Từ khóa :
- Bên lề Kỳ họp thứ 6
- Quốc hội khóa XV
- Luật Thủ đô
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thu hồi hơn 20.405 tỷ đồng từ các vụ án kinh tế, tham nhũng
18:38' - 19/10/2023
Kết quả thi hành án kinh tế, tham nhũng 12 tháng năm 2023, đã thi hành xong 2.264 việc, tăng 369 việc (tăng 19,47%) thu được hơn 20.405 tỷ đồng; đạt 67,10% về việc và 41,11% về tiền.
-
Kinh tế & Xã hội
Quá tải trường học công lập nghiêm trọng tại một số quận ở Hà Nội
19:00' - 17/10/2023
Địa bàn quận Hai Bà Trưng có 303.856 dân, cần có 6 đến 10 trường Trung học Phổ thông công lập, nhưng hiện tại chỉ có 3 trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
08:29'
Chiều nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.