Sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (đoàn Thái Bình): Sửa Luật lần này kịp thời, đáp ứng được yêu cầu cam kết trong hội nhập
"Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi lần này là cần thiết. Tôi đề nghị Quốc hội sớm thông qua vì chúng ta đang cam kết thực hiện theo lộ trình WTO, trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác động rất lớn, vừa đáp ứng việc thực hiện cam kết hội nhập quốc tế, vừa khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Nhiều dòng thuế mà chúng ta thực hiện theo đúng cam kết, thực chất sẽ có lợi cho doanh nghiệp.
Việc sửa thuế lần này có sự điều chỉnh tốt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như khuyến khích các doanh nghiệp làm tốt công tác xuất nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực kê khai thuế và áp các dòng thuế cho phù hợp.
Bên cạnh đó, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có tác dụng rất lớn về mặt thể chế. Chúng ta đã thực hiện được một công thức chung đã cam kết.
Từ việc giảm thiểu thủ tục hành chính, kê khai thuế, cho đến thủ tục xuất nhập khẩu, lưu kho, lưu bãi, cho đến các thủ tục xuất nhập khẩu hải quan… Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian lưu kho, lưu bãi, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí.
Tôi cho rằng, chúng ta không còn con đường nào khác, doanh nghiệp không thể một mình một sân chơi mà phải hòa nhập với quốc tế.
Muốn hòa nhập được vững vàng thì tự các doanh nghiệp phải tính đến việc nâng cao khả năng trình độ, kiến thức quản lý, trình độ ngoại ngữ và chuẩn mực trong các hoạt động của doanh nghiệp".
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (đoàn Vĩnh Phúc): Sửa đổi Luật hướng đến một mục đích của toàn xã hội
"Bên cạnh việc sửa đổi Luật thuế này, tôi thấy việc áp dụng tự vệ cho các mặt hàng sản xuất trong nước để bảo vệ sản xuất cũng như bảo vệ cho người tiêu dùng. Đây là một biện pháp không phải riêng đối với Việt Nam và các nước cũng áp dụng.
Trên thực tế, hiện tại Việt Nam đang có tình trạng, nếu đưa ra thuế phòng vệ cho các mặt hàng mà nếu không cân nhắc một cách kỹ thì gây thiệt hại đến người tiêu dùng. Chúng ta không khuyến khích sản xuất trong nước cũng như cạnh tranh trong các doanh nghiệp khi chúng ta có nền kinh tế hội nhập sâu và rộng như hiện nay.
Theo quan điểm của tôi, khi đưa ra các hàng rào, các thuế phòng vệ thì phải ưu tiên đến thị trường, quan tâm thị trường nhiều hơn. Đồng thời, phải biết tận dụng tối đa của hội nhập trong kinh tế vĩ mô.
Chẳng hạn, khi giá thép, xăng dầu trên thế giới đang giảm thì phải tận dụng nguồn trong khi chúng ta sản xuất ra, giá trị của ta đang cao hơn thế giới thì ta không nên xây dựng hàng rào tự vệ để bảo vệ nguồn sản xuất trong nước dẫn đến người tiêu dùng bị thiệt hại.
Hay, gần đây nhất là thuế tự vệ áp dụng cho khối thép là 23%, và 14,2% đối với thép dài nhập khẩu. Từ ngày 23/3 bắt đầu có hiệu lực nhưng trước đó 1 tuần thị trường thép đã lên tới 2.000đồng/kg, có chỗ lên tới 3.000đồng/kg và có hiện tượng găm hàng để chờ tăng giá, dẫn đến một điều là người tiêu dùng thiệt hại, giá thành trong xây dựng tăng lên, giá trị vật liệu cũng tăng.
Vậy, bài toán đặt ra là có nên xây dựng cái hàng rào để bảo vệ nguồn sản xuất trong nước không.
Quan điểm của tôi là khi chúng ta xây dựng những hàng rào và thuế phòng vệ thương mại thì chúng ta phải quan tâm đến bài toán kinh tế vĩ mô, tức là đến sản xuất trong nước, người tiêu dùng.
Chúng ta phải cân đối lại các thành phần kinh tế và hướng tới mục đích cao nhất là người sử dụng thì chúng ta mới đạt hiệu quả trong vấn đề đưa ra về hàng rào thuế quan.
Khi tất cả các nước có hàng rào hoặc có quyền bảo vệ lợi ích phát triển kinh tế cũng như phát triển doanh nghiệp trong nước và sản xuất trong nước như: đưa ra thuế phòng vệ nhưng trường hợp vừa rồi, đưa ra thuế phòng vệ đối với ngành sản xuất thép là chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội.
Để cho người dân được hưởng lợi, chúng ta cần đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Khi một Luật thuế chúng ta đưa ra, chúng ta cần hướng đến một mục đích chung, tức là lợi nhuận của xã hội, mục tiêu cuối cùng phải là phát triển kinh tế xã hội, chứ không phải một chính sách đưa ra nhằm phục vụ trong một giới hạn hạn hẹp."
Ông Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Cần công bằng giữa các thành phần kinh tế khi hội nhập
“Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lần này được sửa đổi theo xu hướng hội nhập; trong đó có bổ sung một số điều khoản thuế, liên quan đến vấn đề chúng ta bảo hộ, cũng như đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế khi hội nhập hiện nay.
Đối với giãn thời gian nộp thuế, không chỉ ưu tiên cho thành phần có vốn đầu tư nước ngoài mà cần áp dụng chung cho cả các thành phần kinh tế khác. Đó là đảm bảo mặt bằng công bằng cho các thành phần kinh tế trong vấn đề nộp thuế cho nhà nước cũng như là miễn giảm thuế”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Cần giảm bội chi để cải thiện cán cân ngân sách
16:18' - 24/03/2016
Cần cải thiện cán cân ngân sách theo hướng giảm bội chi, giảm nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, coi đó là điều kiện kiên quyết là nhiệm vụ cấp bách để ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi các Luật Thuế là động lực để doanh nghiệp thích nghi với thị trường
19:38' - 22/03/2016
Những Luật thuế này sửa rất ít nhưng có tác dụng rất lớn trong việc Việt Nam thực hiện hội nhập và kinh tế thị trường
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Cần cụ thể hóa hơn nữa các giải pháp phát triển KTXH
21:55' - 21/03/2016
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, đoàn Thái Nguyên, nói: "Chính phủ đã đề xuất 9 giải pháp, tôi thấy những giải pháp đó cần được cụ thể hóa, cần được tổ chức thực hiện để làm sao cho hiệu quả.".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49' - 08/04/2025
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.