Sửa Luật Dầu khí: Tăng tính khả thi cho Hợp đồng dầu khí
Hợp đồng dầu khí là văn bản pháp lý quan trọng gắn liền với quá trình triển khai các hoạt động dầu khí. Đến nay, Dự thảo Luật đã tiếp thu, sửa đổi nhiều vấn đề trong Hợp đồng dầu khí, nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục xem xét, chỉnh lý để Dự thảo Luật tăng tính khả thi, đi vào cuộc sống và không tạo ra những rào cản mới.
*Hợp đồng dầu khí cần có thêm bản tiếng Anh
Từ khi Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa, đã có rất nhiều ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp xoay quanh ngôn ngữ trong hợp đồng dầu khí. Tuy nhiên, đến nay Dự thảo Luật đang được lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, vẫn chưa thấy có tiếp thu, sửa đổi.
Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 34 Dự thảo Luật hiện vẫn đang quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí là tiếng Việt trong trường hợp tại thời điểm ký Hợp đồng dầu khí mà nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu Việt Nam. Điều này được giải thích rằng, chúng ta sẵn sàng sử dụng hai ngôn ngữ trong trường hợp Hợp đồng được ký kết với nhà thầu nước ngoài ở Khoản 2 điều này. Tuy nhiên, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, quy định ngôn ngữ trong Hợp đồng dầu khí vẫn chưa phù hợp.
Ông Nguyễn Minh, Trưởng ban pháp lý và thương mại Eni Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài muốn có hai ngôn ngữ khi ký kết Hợp đồng dầu khí. Bởi nếu Hợp đồng dầu khí giữa hai công ty Việt Nam ký kết với nhau là ngôn ngữ tiếng Việt nhưng đến khi công ty nước ngoài muốn tham gia vào thì lúc đó phải chỉnh sửa lại rất khó khăn.
Còn nếu công ty nước ngoài muốn tham gia vào Hợp đồng dầu khí mà hợp đồng chỉ có ngôn ngữ tiếng Việt, hoặc được dịch sang tiếng Anh mà không được các bên ký thì họ rất lo ngại.
Đồng quan điểm trên, ông Vương Minh Đức, Giám đốc Kỹ thuật và An toàn sức khỏe môi trường Công ty TNHH Thăm dò và Khai thác Dầu khí ExxonMobil Vietnam và ông Đỗ Ngọc Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Việt Nhật cũng cho rằng, hoạt động của ngành Dầu khí trên thế giới xoay quanh ngôn ngữ tiếng Anh.
Trong đó, có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành có thể sẽ không thể giải nghĩa một cách chính xác trong tiếng Việt. Hợp đồng dầu khí được ký kết ngay từ ban đầu bằng tiếng Anh là rất cần thiết, điều này cũng đã trở thành một thông lệ quốc tế, là một điểm tạo thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, nếu không thì đây sẽ trở thành một rào cản mới trong thu hút đầu tư.
Thực tế, đặc thù của hoạt động dầu khí là mang tính quốc tế cao. Ngành Dầu khí nước ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong Hợp đồng dầu khí bằng tiếng Việt và tiếng Anh; điều đó không có vướng mắc, khó khăn gì.
Vì vậy, đây không phải là một điểm cần phải sửa đổi trong Luật Dầu khí. Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) quy định như trên có thể coi là một điểm đi lùi trong cơ chế chính sách đối với hoạt động dầu khí. Điều này không phù hợp với việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về dầu khí nói riêng, không cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực này.
Do đó, để phù hợp với đặc điểm của hoạt động dầu khí là hoạt động mang tính chuyên ngành và mang tính quốc tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà thầu dầu khí tiềm năng tiếp cận với Hợp đồng dầu khí hiện hữu thì tại thời điểm ký kết Hợp đồng dầu khí nên được ký kết bằng tiếng nước ngoài thông dụng (thường là tiếng Anh) ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào quốc tịch của nhà thầu tại thời điểm ký hợp đồng.
*Tránh chồng chéo và đảm bảo tính khả thi
Bên cạnh đó, nhằm giải quyết xung đột, chồng chéo trong quá trình áp dụng Luật Dầu khí với Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật QLSDVNN), việc bổ sung quy định tại Điều 36 Dự thảo luật về quy trình thực hiện chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong trường hợp PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN là Bên chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo Luật Dầu khí là rất cần thiết.
Thực tế triển khai việc chuyển nhượng này cho thấy, việc quy định nội dung này vào Luật QLSDVNN là không phù hợp vì đặc điểm của “tài sản dầu khí” chào bán là khác biệt nên việc phải tổ chức chào hàng cạnh tranh dựa trên kết quả thẩm định của một tổ chức độc lập về giá trị khởi điểm của tài sản là không khả thi và phù hợp.
Thứ nhất, không có tổ chức nào có thể định giá được tài sản dầu khí này. Thứ hai, việc thuê các tổ chức thẩm định giá trị tài sản chào bán và tổ chức chào hàng cạnh tranh sẽ khó tránh khỏi việc không đảm bảo các yếu tố về quốc phòng, an ninh.
Ngoài ra, với quy định liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động dầu khí (quản lý vốn của PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN trong thực hiện đầu tư các dự án dầu khí), thì Dự thảo Luật (Điều 63 và Điều 66) chỉ có quy định thẩm quyền của Hội đồng thành viên và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng vốn của PVN và Công ty 100% vốn của PVN tham gia các dự án/hoạt động dầu khí.
Cụ thể, giao toàn bộ việc phê duyệt sử dụng vốn của PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN cho Hội đồng Thành viên Tập đoàn này (Điều 63 Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi); và trách nhiệm (thẩm quyền) của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ gửi ý kiến về việc sử dụng vốn của PVN để Bộ Công Thương xem xét thẩm định (Điều 66 Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi).
Quy định trên không rõ về trình tự, thủ tục, hồ sơ để Hội đồng Thành viên PVN phê duyệt trong trường hợp PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN thực hiện hoạt động dầu khí theo các giai đoạn của Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) và dự án dầu khí; và không quy định rõ về các bước, trình tự để Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến về việc sử dụng vốn của PVN tại các dự án, hoạt động dầu khí.
Cụ thể, nếu trong trường hợp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến “không đồng ý” hoặc “việc sử dụng vốn của PVN cần xem xét lại” thì Bộ Công Thương có thẩm định và quyết định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được không?
Thêm nữa, khi triển khai dự án dầu khí có sự tham gia của PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN thì PVN vẫn phải đồng thời thực hiện 2 quy trình. Cụ thể: các hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí (ODP), kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí (EDP), kế hoạch phát triển mỏ dầu khí (FDP) theo Luật Dầu khí; các hồ sơ trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về việc phê duyệt phương án vốn cho việc triển khai ODP/EDP/FDP.
Sau khi đã có sự chấp thuận của cả cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, PVN thực hiện phê duyệt riêng và hệ quả của việc này là quá trình trình và phê duyệt sẽ bị kéo dài và chồng chéo. Đây cũng chính là vấn đề vướng mắc hiện nay chưa giải quyết được.
Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đánh giá cao Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) và kỳ vọng những vướng mắc còn tồn tại sẽ tiếp tục được chỉnh lý trong Dự thảo hoặc trong Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; cũng như mong muốn Luật Dầu khí sửa đổi với những điểm mới, tiến bộ sẽ sớm được thông qua và thực thi, đáp ứng kỳ vọng của của Đảng, nhà nước, xã hội và doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
18:32' - 27/09/2022
Chiều 27/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).
-
Kinh tế và pháp luật
Đóng góp ý kiến dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
15:59' - 26/09/2022
Ngày 26/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).
-
Doanh nghiệp
Sửa toàn diện Luật Dầu khí để phát triển công nghiệp dầu khí trong bối cảnh mới
18:12' - 05/08/2022
Sau gần 30 năm ra đời nhằm tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển, Luật Dầu khí hiện hành đang tạo ra những bất cập trong hoạt động dầu khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận tại hội trường Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
08:08' - 15/06/2022
Ngày 15/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) với yêu cầu xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) phải đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn
08:45' - 12/04/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Lý Vinh Quang, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Tổng thống Mỹ D. Trump ký sắc lệnh nới lỏng quy định xuất khẩu thiết bị quân sự
07:00' - 12/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp để xem xét lại các quy tắc quản lý hoạt động xuất khẩu thiết bị quân sự.
-
Kinh tế và pháp luật
Tám cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam chuẩn bị hầu Tòa
12:36' - 11/04/2025
Trong vụ án này có 14 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Ngoài ra, Tòa cũng triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới phiên tòa.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Tiktoker lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
06:35' - 11/04/2025
Vụ án đang được Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra làm rõ.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng
17:46' - 10/04/2025
Nắm bắt nhu cầu đặt phòng đi du lịch trên mạng đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn, nhiều đối tượng đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa đảo.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều khu vực cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm
17:14' - 10/04/2025
Thời điểm đầu tháng 4/2025 này, thời tiết nắng nóng gay gắt và nhiệt độ tăng cao so với trước, các khu rừng đặc dụng khô hạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ có thể từ chối thị thực với người có quan điểm bài Do Thái
15:01' - 10/04/2025
Chính phủ Mỹ ngày 9/4 thông báo sẽ bắt đầu sàng lọc các hoạt động bài Do Thái của những người nhập cư và người nộp đơn xin thị thực vào Mỹ trên phương tiện truyền thông xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện cơ sở hành nghề hút mỡ bụng trái phép ngay tại trung tâm TP. HCM
13:03' - 10/04/2025
Từ nguồn tin báo của người dân, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất và phát hiện 2 cơ sở hành nghề hút mỡ bụng giảm béo trái phép ngay tại trung tâm Thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”: Tiềm ẩn rủi ro sức khỏe cộng đồng
13:01' - 10/04/2025
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép và chỉ có 5 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép.