Sửa Luật Điện lực: Cần thiết nhưng nên có chính sách rõ ràng hơn
Chiều 9/8 tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo "Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)".
Sự kiện thu hút mối quan tâm của đại diện nhiều cơ quan bộ, ngành, lãnh đạo các viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học và đông đảo doanh nghiệp ngành năng lượng.
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhất trí quan điểm việc xây dựng và góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết tại thời điểm này. Tuy nhiên, Bộ Công Thương - cơ quan soạn thảo cần có chính sách rõ ràng hơn về năng lượng điện.Theo đó, cần phân rõ cấp độ đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sử dụng, tự sản tự tiêu và đối tượng đầu tư sử dụng để đơn giản hóa thủ tục đăng ký thực hiện và quản lý hành chính.
Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà do người dân tự đầu tư trên công trình nhà ở (đất ở); hệ thống do doanh nghiệp lắp đặt trên các nhà cho mục đích kinh doanh thương mại, văn phòng và dưới quy mô 100 kW nên được phân loại là công trình dân dụng quy mô nhỏ. Thực hiện bãi bỏ toàn bộ hồ sơ thủ tục cấp phép, chỉ cần đăng ký phát triển công trình với Sở Công Thương.
Đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt trên mái nhà xưởng công nghiệp (đất sản xuất), hoặc lắp đặt trên các nhà cho mục đích kinh doanh thương mại, văn phòng và có quy mô lớn hơn 100 kW cho tới dưới 1 MW (tương đương 1.250 kWp) được phân loại là công trình quy mô vừa thì cần có cơ chế quản lý.Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có quy mô trên 1MW trở lên cần quy định về cấp phép cải tạo xây dựng, phòng cháy, chữa cháy và giấy phép hoạt động điện lực; đồng thời, có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nội địa tham gia trong lĩnh vực này.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến về hợp đồng kinh doanh điện, việc phát triển điện lực như điện hạt nhân; các chính sách phát triển điện gió ngoài khơi, giá điện, thị trường điện, hợp đồng mua bán điện, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới... Các ý kiến phát biểu tại hội thảo sẽ được tiếp thu và giải trình đầy đủ với nguyên tắc vấn đề đã chín, đã rõ, đồng thuận cao sẽ được đưa vào dự thảo Luật. Đóng góp ý kiến cho dự thảo, ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam cho hay, xuất phát từ thực tiễn giao dịch của thị trường điện giao ngay và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện trong quá trình giao dịch, ngoài việc giao dịch thông qua “Hợp đồng kỳ hạn”, các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ còn có thể lựa chọn một loại công cụ khác có chức năng bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro tương đương, được nhiều nước trên thế giới áp dụng và cũng đã được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đó là “Hợp đồng quyền chọn”. Tương tự như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn là một công cụ bảo hiểm giá có vai trò, chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện giao ngay và chi phí sản xuất không ổn định. Do đó, ông Dương Đức Quang đề xuất, cần bổ sung khái niệm “Hợp đồng kỳ hạn” trên thị trường điện theo hướng thống nhất với Luật Thương mại năm 2005 và “Hợp đồng quyền chọn” trên thị trường điện. Bày tỏ sự quan tâm của một trong những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Ngọc Cường, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Đầu tư EverSolar cho biết, với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, Luật Điện lực (sửa đổi) cần mở ra những cơ chế về phát triển nguồn và lưới điện đảm bảo cung ứng đủ điện năng cho nhu cầu phát triển kinh tế và hướng tới phát thải ròng về 0 (Net Zero) theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26. Ông Nguyễn Ngọc Cường đề xuất, luật cần trao quyền cho cơ quan chuyên môn trong việc quyết định các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động tiên phong, thí điểm, thử nghiệm, làm tiền đề cho việc tiến hành đầu tư ở quy mô lớn trong lĩnh vực lưới điện thông minh quy mô nhỏ. Đây là việc không khó về mặt kỹ thuật, mà rào cản chính khiến chúng chưa phát triển được trước đây chính là vấn đề giá thành năng lượng quy mô nhỏ không cho phép mà nay đang ở ngưỡng phù hợp; đồng thời, khuyến khích việc phát triển điện mặt trời mái nhà bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như gỡ bỏ những vướng mắc pháp lý hiện thời... Đánh giá tính cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi), tờ trình của Bộ Công Thương nêu rõ, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra quan điểm chỉ đạo “nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng” nhằm “Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Qua quá trình thực hiện, Luật Điện lực (được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2018 và 2022) cho thấy, còn nhiều vấn đề cần đánh giá, xem xét để điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn khách quan. Cụ thể như định hướng “không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền”, “nghiên cứu, thực hiện luật hóa việc điều hành giá điện”... do đó, cần thiết phải bổ sung quy định chính sách về việc giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (là khách hàng chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh), giữa các vùng miền phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện; đồng thời, sửa đổi nội dung về thẩm quyền quy định cơ chế điều chỉnh giá (bán lẻ điện); mà theo đó, Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh giá thay vì Thủ tướng Chính phủ như hiện hành để đảm bảo nguyên tắc chung là Chính phủ đóng vai trò ban hành thể chế pháp luật, cơ chế chính sách về điều chỉnh giá điện, phù hợp với thực tiễn điều chỉnh giá điện thời gian qua, phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ. Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 chương và 119 điều, quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực; phát triển điện; giấy phép hoạt động điện lực; hoạt động mua bán điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực…- Từ khóa :
- Luật Điện lực
- năng lượng điện
- Bộ Công Thương
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNCPC chủ động ứng phó thiên tai đảm bảo cung ứng điện an toàn
17:04' - 07/08/2024
Nhờ chủ động ứng phó với thiên tai, EVNCPC đã đảm bảo cung ứng điện an toàn và ổn định cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
EVN đóng điện hàng chục công trình quan trọng
14:54' - 07/08/2024
EVN và các đơn vị đã khởi công 55 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 62 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV
-
Chuyển động DN
Tách A0 khỏi EVN là cần thiết để xây dựng thị trường điện theo cơ chế thị trường
23:09' - 06/08/2024
Hiện Bộ Công Thương cũng đã thành lập Tổ công tác tiếp nhận A0, triển khai các nhiệm vụ chi tiết, cụ thể cho từng đơn vị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội
16:31' - 20/05/2025
Nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tiếp ban hành một số văn bản chỉ đạo.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại Bệnh viện Đa khoa và CDC tỉnh Bình Thuận
10:51' - 20/05/2025
Đối với kit test của Công ty Việt Á, trong hai năm 2020-2021, tỉnh Bình Thuận đã chi hơn 130 tỷ đồng để mua kit xét nghiệm của công ty này.
-
Kinh tế và pháp luật
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
10:17' - 20/05/2025
Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản ban hành luật cho phép số hóa lệnh bắt giữ
07:00' - 20/05/2025
Quốc hội Nhật Bản đã thông qua các dự luật cho phép sử dụng lệnh bắt giữ kỹ thuật số và các tài liệu khác liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự trước khi năm tài chính 2026 kết thúc vào tháng 3/2027.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Nguyễn Thúc Thùy Tiên
20:22' - 19/05/2025
Tối 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên để điều tra hành vi liên quan đến vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan triển khai tháng cao điểm kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả
19:33' - 19/05/2025
Cục Hải quan vừa ban hành Công văn số 5214/CHQ-ĐTCBL tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
-
Kinh tế và pháp luật
Ninh Bình thu giữ gần 6,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
17:45' - 19/05/2025
Công an tỉnh Ninh Bình cho biết đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý vụ kinh doanh, buôn bán gần 6,5 tấn thực phẩm đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ điều tra vụ tàu buồm Mexico đâm vào cầu Brooklyn
16:24' - 19/05/2025
Ngày 18/5, giới chức an toàn giao thông Mỹ đã mở cuộc điều tra vụ tàu buồm cao khoảng 45m của Mexico đâm vào cầu Brooklyn tại thành phố New York, làm gãy cột buồm và khiến 2 thủy thủ đoàn thiệt mạng.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ xác định nghi phạm vụ đánh bom cơ sở y tế tại bang California
16:16' - 19/05/2025
Ngày 18/5, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác định nghi phạm vụ tấn công cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản tại bang California là nam giới 25 tuổi và đối tượng được cho là đã thiệt mạng trong vụ nổ.