Sửa Luật Sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Bên lề Kỳ họp, các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi một số ý kiến về dự án Luật.
Đại biểu Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, việc đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ ra Quốc hội lần này hết sức kịp thời, cần thiết đáp ứng bối cảnh quốc tế và trong nước.Hiện nay, chúng ta đang trên đà hội nhập quốc tế và càng hội nhập quốc tế sâu rộng, sở hữu trí tuệ càng là một vấn đề rất quan trọng.
Về trong nước, chủ trương của Đảng, Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ càng trở nên cấp thiết hơn nữa.
Là người làm trong lĩnh vực giáo dục và khoa học, đại biểu Vũ Hải Quân quan tâm đến vấn đề giao cho các cơ quan chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu về quyền được triển khai, quyền được sở hữu các bằng phát minh, sáng chế, sở hữu công nghiệp của các đề tài, nhiệm vụ nhận kinh phí từ nhà nước. Theo đại biểu Vũ Hải Quân, thực tế ở Hoa Kỳ, việc giao cho cơ quan chủ trì thực hiện các nghiên cứu từ ngân sách nhà nước, được thương mại hóa các sản phẩm đã được thực hiện từ những năm 1980. Trước dự án luật này được thông qua, Hoa Kỳ đã có khoảng 28 nghìn bằng phát minh sáng chế mà chưa triển khai được.Sau khi giao cho các đơn vị chủ trì sẽ giải phóng được năng lượng giúp các nhà khoa học cùng các trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu được quyền thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu đó và giúp đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu đó.
Thực tiễn thứ hai là từ chính Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với Sở Khoa học và Công nghệ của hai địa phương liên quan đến vấn đề y sinh và hóa dược (sàng lọc các hợp chất thiên nhiên để cho ra các sản phẩm về dược).Công tác triển khai tại các doanh nghiệp để thương mại hóa các sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn vì phải thương lượng với các Sở khoa học và Công nghệ các địa phương.
Do các Sở (Sở Khoa học và Công nghệ) nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước, không phải là đơn vị triển khai ứng dụng thực tế, quá trình thương lượng gặp nhiều khó khăn và chậm trễ.
“Từ thực tiễn hơn 40 năm trước, Hoa Kỳ đã triển khai ý tưởng này. Thực tế nhu cầu hiện nay của đất nước cho thấy, việc đồng ý chủ trương giao cho đơn vị chủ trì triển khai thương mại hóa kết quả nghiên cứu có thể nói là không thể dừng được nữa. Cần phải làm và làm quyết liệt hơn nữa để sớm phát huy được đổi mới sáng tạo, phát huy giá trị khởi nghiệp, đóng góp hơn nữa vào sự phát triển nền kinh tế đất nước”- đại biểu Vũ Hải Quân nhấn mạnh. Cũng có chung quan điểm cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, Luật Sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005 và đã sửa đổi năm 2009, 2019.Lần sửa đổi lần này tập trung vào các nội dung liên quan đến rất nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn công tác quản lý, thực tế triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ và phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiêm túc trong khảo sát, đánh giá, lấy ý kiến các cơ quan thẩm định, thẩm tra.
Trong văn bản mới nhất, Ban soạn thảo đã tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại tổ, trong đó có tiếp thu ý kiến không thu hẹp phạm vi xử lý vi phạm hành chính.
Thay vì thu hẹp phạm vi xử lý vi phạm hành chính như dự thảo, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đại biểu và giữ nguyên như quy định cũ là tất cả các vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ đều phải được xử lý vi phạm hành chính. Điều này thể hiện sự lắng nghe, cầu thị của Ban soạn thảo đối với tiếng nói của cử tri, của đại biểu trong quá trình xây dựng luật.
Góp ý vào dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh cho biết, qua nghiên cứu nhận thấy còn thiếu hợp lý trong thiết kế Điều 112 và Điều 112 a (liên quan đến ý kiến của người thứ ba và đơn phản đối ý kiến của người thứ ba trong việc đăng ký văn bằng bảo hộ). Hai điều luật này có nội dung tương đối tương đồng, nên có thể xây dựng theo hướng không quy định thêm Điều 112 a, mà chuyển tải tất cả nội dung của Điều 112 a vào Điều 112, để tránh sự trùng lặp.Bên cạnh đó, nội dung của hai điều luật này còn thể hiện sự chưa thống nhất liên quan đến ý kiến của người thứ ba khi Điều 112 coi là ý kiến tham khảo, là “nguồn thông tin tham khảo”, nhưng Điều 112 a lại coi đó là “nguồn thông tin”.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh bày tỏ ủng hộ quan điểm người nộp đơn phản đối phải nộp phí và lệ phí để thể hiện trách nhiệm và hậu quả pháp lý của họ đối với đơn phản đối.Tuy nhiên, theo đại biểu, có thể nghiên cứu theo hướng nếu đơn của họ cung cấp thông tin, hồ sơ chính xác để cơ quan có thẩm quyền xem xét sẽ có cơ chế hoàn phí cho người nộp đơn, vì việc xem xét, cấp bằng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Hai vấn đề xin ý kiến Quốc hội
08:59' - 26/10/2021
Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi vào các năm 2009 và 2019, tuy nhiên, nội dung sửa đổi chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hóa lực lượng Cảnh sát Cơ động, cần nâng từ Pháp lệnh lên Luật
08:19' - 26/10/2021
Lực lượng Cảnh sát Cơ động được định hướng “ưu tiên hiện đại hóa" nhưng văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực Cảnh sát Cơ động mới là Pháp lệnh, chưa tương xứng với quyền hạn của lực lượng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Cho ý kiến hai dự án Luật
07:53' - 26/10/2021
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, ngày 26/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát Cơ động và Luật Sở hữu trí tuệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.