Sức bật cho tăng trưởng TP. Hồ Chí Minh - Bài 2: Vượt khó để phát triển
Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường cũng không ít, số khác hoạt động cầm chừng “không chịu lớn” hoặc không thể lớn bởi những bất cập trong chính sách, môi trường kinh doanh.
*Còn khó trong tiếp cận nguồn lựcMặc dù, được thừa nhận là động lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế song các doanh nghiệp tư nhân cho rằng họ đang chịu áp lực lớn về cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác khi bị đối xử thiếu công bằng trên nhiều phương diện, đặc biệt là thủ tục hành chính.
Bà Dương Thanh Thủy, đại diện Tập đoàn Trung Thủy cho rằng, lực cản lớn nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay đến từ hệ thống thủ tục hành chính. Lấy ví dụ từ chính Tập đoàn Trung Thủy, đầu tư 800 tỷ đồng để mua một lô đất ở, mục tiêu ban đầu là xây dựng chung cư và bán mức giá 50 triệu đồng/m2 để nhân viên công ty có thể tiếp cận được nhà ở.
Tuy nhiên, từ khi xin giấy phép xây dựng đến nay là 3 năm vẫn chưa xong, trong khi tiền lãi của khoản vay mua lô đất trên đã lên đến 280 tỷ đồng. Nếu bây giờ dự án được triển khai thì doanh nghiệp cũng không thể bán với mức giá ban đầu bởi chi phí tài chính tăng lên hơn 30%.
Ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nam Thái Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận: Doanh nghiệp tư nhân là khu vực kinh tế có tính linh hoạt, dễ thích ứng nhất, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp vừa và lớn chiếm phần ít, hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hạn chế về năng lực tài chính, sức cạnh tranh nhưng phải tự lực cánh sinh, rất khó tiếp cận được chính sách hỗ trợ.
Theo ông Trần Việt Anh, thủ tục hành chính rườm rà cũng là rào cản khiến các hộ kinh doanh cá thể dù hoạt động hàng chục năm, doanh thu lên đến hàng chục tỷ nhưng không dám đăng ký thành lập doanh nghiệp. Họ “an phận” đóng thuế khoán để tránh các rủi ro về mặt pháp lý, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Trong khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đây, hầu hết doanh nghiệp nhỏ nội địa, các hộ kinh doanh đều than phiền về thủ tục hành chính, bắt đầu từ giai đoạn cấp phép hoạt động tới khi chấm dứt, giải thể.
Bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, nhận định: Dù được thừa nhận và đã có những thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhưng suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp phải tự vùng vẫy trong trùng trùng điệp điệp “điều kiện kinh doanh”.
Đã có thời điểm thống kê từ trung ương đến địa phương có tổng cộng khoảng 15.000 điều kiện kinh doanh khác nhau, mỗi điều kiện gắn liền với một thủ tục, giấy chứng nhận. Sau nhiều nỗ lực cắt bỏ “giấy phép con” thì đến nay vẫn còn khoảng 13.000 điều kiện kinh doanh.Không chỉ bị bủa vây bởi rất nhiều thủ tục hành chính doanh nghiệp tư nhân còn rất khó tiếp cận các nguồn lực cơ bản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như vốn, đất đai, thông tin, cơ hội thị trường… Kết quả khảo sát hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh 3 tháng đầu năm 2025 cho thấy có tới 37% doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh và gần 60% số doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ vốn tín dụng, giảm lãi suất.
Liên quan đến tiếp cận đất đai, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tich Hội đồng quản trị GC Food chia sẻ, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm tiêu thụ và đầu mối thương mại của cả khu vực phía Nam. Do đó, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mong muốn được tiếp cận quỹ đất sạch ở TP. Hồ Chí Minh và khu vực lân cận để xây dựng nhà máy.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ, điều này hầu như không khả thi bởi chi phí đắt đỏ và thủ tục phê duyệt cũng rất phức tạp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ dù có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh nhưng thường phải đặt nhà máy ở các địa phương khá xa thành phố. Với quãng đường trên 300 km từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất, nơi tiêu thụ việc vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm mất nhiều thời gian, chi phí, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh.
Ngoài vốn, đất đai, doanh nghiệp tư nhân cũng rất khó tiếp cận, tham gia vào các ông trình đầu trọng điểm, dự án đầu tư công. Theo phản ánh từ doanh nghiệp, dù đất nước đang trong giai đoạn triển khai đại công trường với hàng loạt dự án, công trình nghìn tỷ nhưng đội ngũ doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ hầu như chỉ đứng ngoài, không tham gia được gì.
*Thêm không gian phát triển
Trên thị trường đầu tư và kinh doanh, các doanh nghiệp nội địa vốn yếu thế trước các doanh nghiệp FDI vì có nguồn vốn kinh doanh mỏng, khó tiếp cận các nguồn lực lại chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Do đó, thời gian qua khá nhiều doanh nghiệp có biểu hiện hụt hơi và khó có khả năng phục hồi.
Thực tế cho thấy, sau những cao trào khởi nghiệp, tình trạng tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản có xu hướng gia tăng và cao gấp nhiều lần so với doanh nghiệp gia nhập thị trường. Đã có thời điểm, TP. Hồ Chí Minh có hơn 565.000 doanh nghiệp đăng ký nhưng đến hiện tại chỉ còn hơn 345.000 doanh nghiệp; trong số đó, khoảng 280.000 doanh nghiệp có hoạt động thực tế, đóng ngân sách thường xuyên.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ phải sớm rời bỏ thị trường. Việc này không chỉ kéo theo sự đứt của hàng loạt chuỗi cung ứng mới được manh nha, ảnh hưởng việc làm và thu nhập của người lao động mà còn là thách thức lớn đối với việc huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng.
Bà Dương Thanh Thủy cho rằng, muốn doanh nghiệp phát triển, dồn lực vào sản xuất, kinh doanh để có lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm cho người lao động, nhất quyết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm của những người cung cấp dịch vụ công.
“Để tạo ra sự bứt phá, trước hết lãnh đạo và cán bộ phải thay đổi tư duy trong thực thi chính sách. Chúng ta nói nhiều về cải cách thể chế, nhưng nếu người ký quyết định, cấp giấy phép không thay đổi cách nghĩ, cách làm thì dù ban hành chính sách mới cũng không có nhiều ý nghĩa thực tế”, bà Dương Thanh Thuỷ nêu quan điểm.
Tương tự với thủ tục hành chính, vốn và tín dụng cũng gặp vấn đề “chính sách chưa đi vào cuộc sống”. Mặc dù, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã cấp nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng hiệu quả được đánh giá là chưa cao do điều kiện hưởng hỗ trợ khắt khe, thủ tục không thuận tiện, e ngại thanh kiểm tra, vướng mắc về pháp lý... nên số doanh nghiệp tiếp cận được chưa nhiều.
Các doanh nghiệp cho rằng, cần có sự linh hoạt trong việc xem xét điều kiện để hỗ trợ vốn tín dụng, bởi tài sản của doanh nghiệp không chỉ là bất động sản, mà còn là hệ thống máy móc, lượng hàng hoá sản xuất, thậm chí các đơn đặt hàng.
Cùng quan điểm, Giáo sư Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore đề xuất, TP. Hồ Chí Minh cần rà soát các điểm nghẽn trong từng lĩnh vực để có giải pháp khắc phục triệt để.
Trước khi xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách mới phải giải quyết ngay tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong thực thi chính sách thời gian qua. Phải đảm bảo những chính sách sẵn có về phát triển kinh tế nói chung, hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng được thực thi hiệu quả.
Trong đầu tư, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng giao thông, giải quyết tình kẹt xe, kéo dài thời gian lưu thông hàng hoá, làm phát sinh nhiều chi phí và đánh mất cơ hội của doanh nghiệp. Quan điểm khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế phải cụ thế hoá bằng việc tạo điều kiện để họ đảm nhận các dự án quan trọng như hạ tầng, viễn thông…
Theo Giáo sư Vũ Minh Khương, nếu khu vực tư nhân chưa đủ điều kiện đảm nhận toàn bộ công trình lớn, có thể vận dụng linh hoạt thông qua hình thức đối tác công tư. Việc tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào các dự án lớn không chỉ giải quyết việc làm, doanh thu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nhỏ học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh nhận định rằng, mặc dù kinh tế số đã được đưa vào nghị quyết, việc đo lường và triển khai các giải pháp chuyển đổi số vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. TP. Hồ Chí Minh cần hỗ trợ tài chính để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, biến nó thành động lực phát triển mũi nhọn cho thành phố.
Để thực hiện mục tiêu đưa kinh tế số đạt 40% GRDP vào năm 2030, thành phố cần xây dựng hệ thống hạ tầng số vững mạnh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Xem thêm:
>>Bài 1: Cái nôi khởi nghiệp, kinh doanh
>>Bài cuối: Xây dựng vị thế xứng tầmTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân đặt trong tổng thể “bộ tứ chiến lược”
18:15' - 14/04/2025
Chiều 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Tâm thế bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới
12:54' - 08/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng bài viết của Tổng Bí thư sẽ là động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vững tâm thế để bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
09:55' - 03/04/2025
Trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình