Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã mở ra một tầm nhìn chiến lược, góp phần định hình lại tư duy phát triển nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu về ý nghĩa của bài viết này trong bối cảnh hiện nay, Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường - Quyền Viện trưởng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đánh giá cao sự khẳng định rõ ràng và dứt khoát về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế.
Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường đánh giá, trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, khu vực này vẫn mong chờ được bình đẳng về thể chế và chính sách. Sự chuyển đổi nhận thức lần này sẽ là nền tảng để tạo ra một khung thể chế cởi mở, bình đẳng và thúc đẩy khu vực tư nhân trở thành trụ cột trong chiến lược phát triển dài hạn của đất nước.Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường cho rằng, bài viết của Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới - những điểm đột phá quan trọng trong tầm nhìn phát triển quốc gia. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá nhờ thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó doanh nghiệp tư nhân cần được đặt vào trung tâm của chính sách hỗ trợ vì là lực lượng nhanh nhạy nhất với công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Từ bài viết cho thấy nhận thức mới của Đảng về vai trò của khoa học công nghệ, không chỉ là công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nền tảng then chốt quyết định năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh quốc gia. Để khu vực tư nhân vươn tầm quốc tế, cần đầu tư mạnh vào giáo dục công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ ghế nhà trường.
Theo Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, khu vực tư nhân lâu nay vẫn chịu nhiều rào cản vô hình, bắt nguồn từ quan điểm chưa nhất quán về vai trò của các thành phần kinh tế; dù được xác định là động lực quan trọng, nhưng trên thực tế vẫn bị đặt ở thế yếu so với khu vực nhà nước giữ vị trí chủ đạo. Để khối doanh nghiệp này phát triển đúng tiềm năng, cần thúc đẩy cải cách toàn diện, đảm bảo công bằng giữa các khu vực, bảo vệ quyền tài sản, xóa bỏ phân biệt và gỡ bỏ các nút thắt trong tiếp cận đất đai, tín dụng, thông tin và điều kiện kinh doanh. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến nhóm chính sách lớn nhằm hỗ trợ kinh tế tư nhân gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền tài sản, phát triển tài chính, đổi mới giáo dục và thúc đẩy kinh tế xanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, việc triển khai các chính sách này nên có lộ trình rõ ràng và thứ tự ưu tiên, nhằm bảo đảm tính khả thi và tránh dàn trải nguồn lực. Vì vậy lựa chọn những lĩnh vực có khả năng lan tỏa cao, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế để tập trung triển khai trước. Trong nhóm chính sách về môi trường kinh doanh, nên ưu tiên thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và khối FDI thông qua các chương trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chia sẻ công nghệ và tri thức quản lý.Về tài chính, cần chú trọng vai trò của thị trường vốn mạo hiểm đối với khởi nghiệp sáng tạo và đề xuất xây dựng đội ngũ tư vấn từ các viện nghiên cứu, trường đại học để làm cầu nối giữa tri thức và doanh nghiệp. Chỉ khi khu vực tư nhân được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn, công nghệ, tri thức quản trị và thị trường quốc tế thì mới có thể phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò dẫn dắt.
Một nội dung quan trọng khác được nhấn mạnh trong bài viết của Tổng Bí thư là yêu cầu tăng cường khả năng hội nhập sâu rộng và nâng cao năng lực bảo vệ doanh nghiệp trước các rủi ro toàn cầu - nhiệm vụ được xem là không thể tách rời trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ với thế giới. Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hiện không chỉ đối mặt với những biến động trong nước mà còn chịu ảnh hưởng ngày càng lớn từ các yếu tố bên ngoài như biến đổi khí hậu và sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đòi hỏi chính sách quốc gia phải đi trước một bước, tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp chủ động thích ứng với các biến động. Tiến sỹ Tường nhận định trong bối cảnh đó, Nhà nước cần đóng vai trò kiến tạo và bảo vệ, không chỉ thông qua việc dự báo rủi ro mà còn bằng các giải pháp thiết thực như xây dựng cơ chế bảo hiểm rủi ro thương mại, thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững. Ngoài ra, tầm quan trọng của việc phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, gắn với tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, lao động và quản trị. Đây chính là con đường để doanh nghiệp tư nhân không chỉ trụ vững trước sóng gió toàn cầu mà còn đủ sức vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế thế giới. Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường cho rằng thông điệp lớn nhất mà Tổng Bí thư truyền tải không chỉ nằm ở các nhóm chính sách cụ thể, mà còn thể hiện ở khát vọng về một Việt Nam hùng cường với những doanh nghiệp tư nhân đủ tầm vươn ra khu vực và thế giới. Để hiện thực hóa khát vọng đó, cần có sự đồng hành chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, sự kết hợp giữa tư duy cải cách thể chế và hành động cụ thể từ mỗi doanh nhân, mỗi người trẻ mang trong mình tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên.- Từ khóa :
- kinh tế tư nhân
- doanh nghiệp tư nhân
- fdi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53' - 02/04/2025
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23'
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.