Tài sản số: "Mỏ vàng" chờ khung pháp lý
Giao dịch tài sản số đang diễn ra sôi động, lượng tài sản mã hoá chảy vào Việt Nam ngày càng cao, đạt hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Mặc dù còn tiềm ẩn rủi ro, nhưng thị trường tài sản số được các chuyên gia nhận định có rất nhiều tiềm năng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng khung khổ pháp lý cho tài sản số, cơ hội dần trở nên rõ hơn. Vì vậy, nhiều công ty quản lý quỹ đã chuẩn bị nguồn lực, lên chiến lược và có những bước đi cụ thể để “đón đầu” cơ hội từ thị trường khi có khung pháp lý về tài sản số.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường MarketsandMarkets, quy mô thị trường tài sản kỹ thuật số toàn cầu được dự báo đạt 8.050 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 61,5% giai đoạn 2022-2027.
Tại Việt Nam, mặc dù tài sản số chưa được công nhận, song theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, hiện có khoảng 20 triệu người đã và đang sở hữu các dạng tài sản số, đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số. Ước tính mỗi năm có khoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam. Trước đó, trong giai đoạn 2023 - 2024, Việt Nam đón nhận hơn 105 tỷ USD dòng vốn từ thị trường blockchain.
Tuy nhiên do chưa có các cơ sở pháp lý cụ thể, toàn bộ dòng tiền này đều được giao dịch qua các công ty nước ngoài nên Việt Nam bị thất thu thuế. Bên cạnh đó, việc thiếu khung pháp lý dẫn tới nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, bao gồm mất tài sản do các vụ lừa đảo hoặc hacker tấn công.
Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, chiều 24/2/2025 của Tổng Bí thư Tô Lâm đã cho thấy tầm quan trọng phải có khung pháp lý cho thị trường tài sản số.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm: “Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa, cụ thể hóa việc quản lý đồng tiền kỹ thuật số, nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát để thành lập sàn giao dịch cho hoạt động này. Cần mạnh dạn áp dụng khung pháp chế chuyên biệt, không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới, cũng như những phương thức giao dịch hiện đại”.
Thực tế, xây dựng khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đề xuất, trình Chính phủ trong tháng 3/2025 tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025.
Cùng đó, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số lần đầu tiên đề cập khái niệm tài sản số đã được đưa ra lấy ý kiến người dân và hiện đang được Quốc hội thảo luận. Dự thảo luật này được thông qua sẽ là một bước tiến lớn thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc công nhận tài sản số, tiền điện tử.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Linh Chi, Ban Pháp chế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý đầu tư và Khai thác tài sản VICIN, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số cần thận trọng, bởi đây là vấn đề mới, khó và phức tạp, trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý quy định đầy đủ, thống nhất về vấn đề này.
Tại chương trình PHỞ SIDE CHAT tập 2: "CEO VanEck – Tài sản số tại Việt Nam có tiềm năng như thế nào?" do quỹ đầu tư SSI Digital Ventures (SSID) tổ chức hồi tháng 3 năm nay, ông Jan Van Eck - Tổng giám đốc Công ty Quản lý Tài sản VanEck nhận định, vấn đề bảo vệ tài sản số là yếu tố nền tảng mà bất kỳ khung pháp lý nào cũng phải đặt lên hàng đầu.
“Một khi bạn gửi tài sản số đi, nó có thể biến mất", ông Jan Van Eck nói. Ông Jan Van Eck lấy ví dụ, mới đây vụ tấn công lớn tại châu Á khiến lượng Ethereum (loại crypto có vốn hoá thứ hai sau Bitcoin) trị giá 1,5 tỷ USD bị đánh cắp (hacked). Ngay cả ở Mỹ, nơi 11 quỹ ETF Bitcoin đã được cấp phép, cũng không có một tổ chức nào thực sự đảm bảo an toàn cho tài sản của nhà đầu tư. Các quỹ thường giao việc lưu ký cho bên thứ ba, nhưng tính bảo mật và an toàn vẫn luôn có một khoảng trống, ông Jan Van Eck cho hay.
Tại sự kiện Vietnam Tech Impact Summit 2024 diễn ra ngày 3/12, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, để tận dụng tối đa tiềm năng của tài sản số, yếu tố cốt lõi là minh bạch và rõ ràng trong pháp lý. Bởi điều này giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng phát triển trong môi trường an toàn, bền vững. Những quốc gia tiên phong trong tài sản số sẽ xây dựng được vị thế chiến lược trong kinh tế toàn cầu, bên cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường tài sản số, mới đây nhất, vào trung tuần tháng 4, hai quỹ đầu tư là IDGX và SSI Digital Ventures phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDS) triển khai chương trình BlockStar Incubation Program 2025, nhằm ươm tạo các startup ứng dụng blockchain. Chương trình này sẽ đào tạo 8 startup Web3 trong 10 tuần, giúp họ phát triển sản phẩm, tuân thủ pháp lý, và kết nối với nhà đầu tư.
Quỹ SSI Digital Ventures đầu tư vào các sáng kiến công nghệ tài sản số, với tổng vốn cam kết 200 triệu USD, trong khi IDGX tập trung vào startup Web3, fintech và AI. Chương trình BlockStar được kỳ vọng sẽ giúp phát triển hệ sinh thái Web3 bền vững tại Việt Nam.
SSI Digital Ventures (SSID) là đơn vị đầu tư đổi mới của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI). Ông Mai Huy Tuần, Tổng Giám đốc SSID cho biết, với 200 triệu USD cam kết và 500 triệu USD danh mục đồng đầu tư, SSID sẽ là cầu nối giữa thị trường vốn truyền thống và công nghệ tài chính thế hệ mới.
Cũng trong tháng 4, Dragon Capital - công ty quản lý khối tài sản hiện đạt hơn 6 tỷ USD đề xuất tạo ra tài sản số được mã hoá từ tài sản truyền thống (Real World Assets - RWAs) là các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) hiện đang được niêm yết và giao dịch trên HOSE. Toàn bộ hoạt động giao dịch, định giá và quản lý tài sản sẽ được minh bạch hóa thông qua công nghệ blockchain với tính năng kiểm toán theo thời gian thực và khả năng truy xuất dữ liệu tức thì.
Trước đó, hồi tháng 3, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Tài sản VanEck - công ty quản lý tài sản hơn trăm tỷ USD, ông Jan van Eck đã có chuyến công tác tại Việt Nam. Ông Jan van Eck cũng đã làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tài sản số và cho rằng cách tiếp cận chủ động nhưng thận trọng từng bước là chiến lược hợp lý để Việt Nam vận hành thị trường này. Ông Jan van Eck nêu ý tưởng về việc thành lập một quỹ hoặc tổ chức đầu tư Bitcoin (BTC).
- Từ khóa :
- bitcoi
- tài sản số
- khung pháp lý tài sản số
Tin liên quan
-
Tài chính
Trump Media huy động 2,44 tỷ USD cho kế hoạch lập quỹ dự trữ bitcoin
14:47' - 01/06/2025
Trump Media & Technology Group Corp., công ty mẹ của mạng xã hội Truth Social vừa huy động thành công 1,44 tỷ USD từ việc chào bán cổ phiếu cùng với khoảng 1 tỷ USD từ phát hành trái phiếu chuyển đổi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Làm rõ phương án tính thuế mới với bất động sản trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế)
20:12' - 22/07/2025
Bộ Tài chính đã thông tin, làm rõ thêm một số vấn đề được dư luận quan tâm, đặc biệt là về nội dung tính thuế thu nhập cá nhân.
-
Tài chính
Nợ công của Malaysia tương đương 63% GDP
16:31' - 22/07/2025
Nợ công của Malaysia được ghi nhận ở mức 1,22 nghìn tỷ ringgit (290 tỷ USD) vào tháng 4/2024, tương đương 63% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Tài chính
Dự kiến số tiền bồi thường bảo hiểm liên quan đến vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 là 14,27 tỷ đồng
13:41' - 22/07/2025
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có báo cáo lãnh đạo Bộ về tình hình thiệt hại, bồi thường và chi trả bảo hiểm liên quan đến vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 tại Quảng Ninh.
-
Tài chính
Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2025
07:30' - 22/07/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1566/QĐ-TTg giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng
20:50' - 21/07/2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý hồ sơ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
-
Tài chính
Ban biên tập Tin kinh tế (TTXVN) đoạt giải B giải Báo chí toàn quốc ngành tài chính 2025
17:30' - 21/07/2025
Tác giả Nguyễn Thùy Dương, nhà báo thuộc Ban biên tập Tin kinh tế (Thông tấn xã Việt Nam) đạt giải B đối với tác phẩm "Thêm trợ lực giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính, khôi phục sản xuất".
-
Tài chính
Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
11:35' - 21/07/2025
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2025 đã có 146.032 cơ sở đăng ký mới, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
Ngân sách giáo dục ngoại khóa tại Mỹ được nối lại với hơn 1 tỷ USD
08:01' - 21/07/2025
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ giải ngân hơn 1 tỷ USD dành cho các chương trình giáo dục ngoại khóa, sau hai tuần “đóng băng”.
-
Tài chính
Cục Thuế hỗ trợ người nộp thuế cập nhật thông tin, nộp thuế thuận lợi
16:08' - 20/07/2025
Cục Thuế đang rà soát hệ thống cung cấp dịch vụ thuế điện tử dành cho cá nhân (eTax Mobile) và một số nội dung liên quan thực hiện thủ tục hành chính thuế.