Tác động của đồng yen yếu đối với lao động Việt Nam tại Nhật Bản - Bài 1: Lao đao vì đồng yen mất giá
Kể từ tháng 3/2022 tới nay, đồng yen đã mất giá so với nhiều đồng tiền khác, trong đó có Việt Nam đồng (VND). Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập quy đổi sang tiền Việt của các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng yen sẽ chưa thể tăng giá trở lại trong tương lai gần, các lao động Việt Nam ở nước này đang tìm cách thích ứng với đồng yen yếu.
Bài 1: Lao đao vì đồng yen mất giá
Vào cuối năm ngoái, đồng yen vẫn được giao dịch ổn định ở mức 1 USD đổi được khoảng 115 yen. Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2022 tới nay, đồng yen đã liên tục mất giá so với đồng bạc xanh của Mỹ. Hôm 20/10, đồng bản tệ của Nhật Bản đã để mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 150 yen/USD, giảm khoảng 30% so với thời điểm đầu năm. Đây là mức thấp nhất chưa từng thấy của đồng yen kể từ tháng 8/1990.
Không chỉ mất giá so với đồng USD, đồng yen còn rớt giá so với Việt Nam đồng. Hôm 7/11, tỷ giá mua-bán giữa hai đồng tiền được niêm yết tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là 164,36-173,84 VND/yen, giảm khoảng 25% so với thời điểm đầu năm nay. Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng yen mất giá so với USD và VND là do khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản với Mỹ và Việt Nam đang nới rộng khi kể từ đầu năm tới nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 6 lần tăng lãi suất chính sách và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã 2 lần tăng trần lãi suất huy động để kiềm chế lạm phát, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn kiên định với chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế. Để kiềm chế đà giảm giá của đồng yen, hôm 22/9, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD để mua yen. Đây là lần đầu tiên nước này thực hiện hành động can thiệp như vậy kể từ năm 1998. Tiếp đó, trong tháng 10, dường như Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi tiếp 6.350 tỷ yen (43 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường nhưng không công bố. Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế trưởng Izuru Kato của Totan Research cho rằng các hành động can thiệp của Nhật Bản chỉ có thể làm chậm đà mất giá của đồng yen mà thôi. Việc đồng yen mất giá so với các đồng tiền khác, đặc biệt là VND, đã làm giảm đáng kể thu nhập quy đổi sang tiền đồng của các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Thực tập sinh Võ Nguyên Soái là một trong những người như vậy. Soái sinh năm 1991, quê ở Hà Tĩnh, sang Nhật Bản cách đây hơn 2 năm. Em đang làm việc tại Công ty Ebisu Kikou ở tỉnh Kanagawa. Trao đổi với phóng viên TTXVN, Soái chia sẻ: “Thu nhập của em rơi vào khoảng từ 30 triệu/tháng đến 40 triệu/tháng. So với trước đây, nếu tính ra tiền Việt để gửi về cho gia đình thì thu nhập của em bị giảm từ 5 triệu đồng/tháng đến 7 triệu đồng/tháng”. Tương tự, Lương Văn Dưỡng, một thực tập sinh đến từ Hải Phòng và đang làm việc tại Công ty Kaneko Industry ở tỉnh Kanagawa, nói: “Mỗi thực tập sinh qua bên này có mức lương khác nhau, tùy thuộc từng công ty. Như công ty bọn em bây giờ, thu nhập về tay khoảng tầm 14 man (140.000 yen). Nếu nhân với tỷ giá hiện tại thì chắc được đâu đó tầm 20 triệu đồng. Trước đây, trừ đi chi phí ăn uống thì em còn tiết kiệm được khoảng 10 triệu. Tuy nhiên, do đồng yen giảm giá nên em không còn tiết kiệm được nhiều như trước nữa”. Theo giới phân tích, nhiều khả năng BoJ có thể sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ cho tới tháng 4/2023, trong khi Fed và SBV có thể sẽ có thêm một số đợt tăng lãi suất khác để kiềm chế lạm phát. Vì vậy, đà mất giá của đồng yen có thể sẽ chưa dừng lại. Hôm 25/10, nguyên Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Eisuke Sakakibara dự báo tỷ giá của đồng yen có thể tụt xuống mức 170 yen/USD. Ngoài sự mất giá của đồng yen, cuộc sống của các lao động Việt Nam ở Nhật Bản cũng trở nên khó khăn hơn vì giá cả hàng hóa leo thang. Trong tháng 9/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Nhật Bản tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp chỉ số này tăng, nhưng là lần đầu tiên chạm ngưỡng 3% kể từ năm 2014. Nếu loại trừ tác động của các đợt tăng thuế tiêu dùng, đây là mức tăng CPI cơ bản (không bao gồm biến động giá thực phẩm tươi sống) cao nhất kể từ năm 1991. Tuy nhiên, nhiều khả năng lạm phát ở Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong các tháng còn lại của năm, chủ yếu do ảnh hưởng của sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng, xung đột tại Ukraine và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.Trong bối cảnh đồng yen yếu và lạm phát tăng, các lao động Việt Nam ở Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách để thích ứng. Một số lao động điều chỉnh chi tiêu theo hướng “thắt lưng, buộc bụng”, số khác lại “găm” yen để chờ đồng tiền này tăng giá trở lại. Thực tập sinh Lương Văn Dưỡng, người đã làm việc ở Nhật Bản được gần 4 năm, chia sẻ: “Bọn em sang đây được một thời gian rồi nên cũng quen với cuộc sống bên này. Vì vậy, khi đồng yen giảm giá và lạm phát tăng, bọn em cũng tự điều chỉnh cuộc sống, điều chỉnh mức chi tiêu sao cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại. Mặc dù không tiết kiệm được nhiều như trước nhưng cũng giảm bớt được phần nào tác động của lạm phát và đồng yen mất giá”.
Về phần mình, Soái nói: “Về việc đồng yên mất giá có tác động tới tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng em. Cách chi tiêu hàng ngày thì vẫn vậy thôi, không có ảnh hưởng nhiều. Em sẽ chờ tới khi nào đồng yen lên giá sẽ gửi tất cả tiền tiết kiệm về cho gia đình nên không vấn đề gì cả”. Không giống như hai thực tập sinh trên, thực tập sinh Phạm Trần Tiến, quê Hà Nội và đang làm việc cho Công ty Tomoe ở tỉnh Ibaraki, lại có suy nghĩa khác. Tiến tâm sự: “Trước kia em có nguyện vọng mua cho gia đình cái này, cái kia nhưng vì đồng yen cao quá nên không mua được. Bây giờ, đồng yen thấp đi thì em nghĩ thoáng lên một chút. Em sẽ chăm chút cho bản thân, gia đình hoặc những người xung quanh nhiều hơn”. Trong bối cảnh đời sống của thực tập sinh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, nhiều người hy vọng việc đồng yen mất giá chỉ là vấn đề tạm thời. Ông Nguyễn Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA), nói: “Thời gian qua, đồng yen đã mất giá mạnh so với đồng USD. Tuy nhiên, Nhật Bản là một nền kinh tế mạnh và đồng yen cũng là đồng tiền mạnh trên thế giới. Vì vậy, tôi hy vọng việc đồng yen mất giá chỉ là vấn đề tạm thời”. Tuy nhiên, ngay cả khi việc đồng yen mất giá có thể là vấn đề mang tính tạm thời và nhiều thực tập sinh Việt Nam đã chủ động điều chỉnh để thích ứng, nhưng tại thời điểm hiện nay, họ vẫn cần có sự hỗ trợ từ các công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn của Nhật Bản cũng như từ các cơ quan chức năng của hai nước để giảm bớt khó khăn. Nếu không, Nhật Bản sẽ có nguy cơ trở thành điểm đến kém hấp dẫn trong mắt các thực tập sinh Việt Nam./. (Còn tiếp)Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản chi số tiền kỷ lục để chặn đà giảm giá của đồng yen
09:09' - 08/11/2022
Bộ Tài chính Nhật Bản tiết lộ hành động can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD-mua yen hôm 22/9 đã tiêu tốn tới 2.830 tỷ yen (khoảng 19 tỷ USD)
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng yen giảm nhẹ trước thềm cuộc họp của Fed
09:04' - 01/11/2022
Lúc 9 giờ sáng 1/11 ở thị trường Tokyo, tỷ giá mua-bán giữa hai đồng tiền được niêm yết ở mức 148,72-75 yen/USD, tăng nhẹ so với mức 148,00-02 yen/USD trên thị trường này vào lúc đóng cửa chiều qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 25/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam
15:50' - 24/04/2025
Sự hiện diện của bộ đôi thương hiệu Vinmec và Cleveland Clinic sẽ góp phần thiết lập những tiêu chuẩn sống cao cấp và hiện đại bậc nhất thế giới tại Vinhomes Green Paradise.
-
Đời sống
Thế hệ trẻ Việt Nam-Cuba cùng nhau vun đắp tình hữu nghị đặc biệt song phương
10:44' - 24/04/2025
Lễ hội tình bạn Cuba-Việt Nam đã tôn vinh tình đoàn kết, hữu nghị thủy chung, son sắc giữa hai dân tộc anh em qua các tiết mục biểu diễn của các đoàn viên, thanh niên Việt Nam đang học tập tại Cuba.
-
Đời sống
Kỷ lục chiếc bánh dâu tây dài tới 121m
10:34' - 24/04/2025
Với nguyên liệu gồm 4.000 quả trứng và cả một xe tải chở đường cùng kem tươi, các nghệ nhân làm bánh ngọt người Pháp ngày 23/4 đã hoàn thành tác phẩm ẩm thực ấn tượng: chiếc bánh dâu tây dài 121,8m.
-
Đời sống
Sơn Chà - hòn đảo hoang sơ ít người biết giữa lòng Đà Nẵng
07:30' - 24/04/2025
Tựa như viên ngọc xanh đặt cạnh núi Hải Vân, đảo Sơn Chà (có tên gọi khác Hòn Chảo, đảo Ngọc) là một hòn đảo còn hoang sơ, tuyệt đẹp, vừa được thành phố Đà Nẵng tiếp quản từ tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Đời sống
Thức giấc giữa đại ngàn: Chè cổ thụ trăm năm vào vụ ở Tây Côn Lĩnh
06:00' - 24/04/2025
Những ngày cuối tháng Tư, trên độ cao gần 2.000 mét, hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vào vụ Xuân, cũng là thời điểm người dân bắt đầu thu hái chè Xuân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/4
05:00' - 24/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 24/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer
21:31' - 23/04/2025
Tháp 4 sư liệt sĩ nằm tại khu phố Minh Phú, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (Kiên Giang) là nơi thờ tự hài cốt 4 vị sư liệt sĩ.
-
Đời sống
Hơn 80% rạn san hô toàn cầu bị ảnh hưởng sau đợt tẩy trắng lớn nhất lịch sử
20:49' - 23/04/2025
Ngày 23/4, các nhà khoa học cảnh báo một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng có đang diễn ra khi có hơn 84% diện tích rạn san hô trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tẩy trắng hàng loạt.