Tác động của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một tới kinh tế Hàn Quốc
Ngày 15/1, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một, 18 tháng sau khi chiến tranh thương mại giữa hai nước nổ ra, Mỹ “dội bom” thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 7/2018.
Như vậy, bất ổn trật tự thương mại quốc tế do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tạm thời được giải tỏa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã tiến hành chính thức ký kết biên bản thỏa thuận tại Nhà Trắng. Nội dung thỏa thuận dài 96 trang, gồm 8 chương về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nông sản, dịch vụ tài chính, chính sách vĩ mô và sự minh bạch về ngoại hối, mở rộng thương mại, biện pháp thúc ép thực thi.
Trọng tâm của thỏa thuận thương mại giai đoạn một là Trung Quốc cam kết mua ít nhất một lượng nông sản và các hàng hóa, dịch vụ khác của Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong hai năm tới. Đổi lại, Mỹ hủy kế hoạch đánh thuế 160 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc mà Washington từng dự định triển khai từ ngày 15/12 năm ngoái; giảm thuế suất từ 15% xuống 7,5% đối với số hàng hóa Trung Quốc khác trị giá 120 tỷ USD, như màn hình tivi, tai nghe bluetooth và giày dép.
Tuy nhiên, Washington vẫn duy trì thuế suất 25% đánh vào số hàng hóa và linh kiện Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD mà doanh nghiệp Mỹ đang nhập khẩu và sử dụng. Biên bản thỏa thuận cũng bao gồm cam kết của Trung Quốc về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cấm ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ, cấm thao túng tỷ giá hối đoái.
Đây được coi là thỏa thuận toàn diện đầu tiên kể từ khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mang ý nghĩa là thỏa thuận "đình chiến", ngăn chặn cuộc chiến thương mại giữa hai nước lan rộng. Dự kiến thỏa thuận cũng sẽ góp phần giảm nhẹ bất ổn thị trường kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, văn bản ký kết có điều khoản quy định nếu Trung Quốc vi phạm thỏa thuận thì Mỹ có thể khôi phục lại các biện pháp thuế quan đã trì hoãn trước đó, hoặc áp thêm thuế. Khi đó, Bắc Kinh không được phép trả đũa Washington. Điều khoản này được cho là có thể châm ngòi một cuộc tranh chấp mới trong quá trình hai nước thực thi thỏa thuận.
Washington và Bắc Kinh đang đứng trước các cuộc đàm phán cho thỏa thuận thương mại Giai đoạn hai, được dự báo sẽ còn chông gai hơn. Mặc dù chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang trong tình trạng đình chiến, nhưng bất ổn vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, vẫn tồn tại khả năng xảy ra tranh chấp lớn hơn và phức tạp hơn trong tương lai.
Mỹ và Trung Quốc chiếm 40% tổng kim ngạch thương mại của Hàn Quốc, quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Do đó, thỏa thuận thương mại Giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ tác động tích cực tới kinh tế Hàn Quốc. Trung Quốc nhập khẩu nguyên vật liệu trung gian từ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài.
Do đó, xuất khẩu của Trung Quốc đình trệ sẽ gây thiệt hại kép cho Hàn Quốc. Trong năm ngoái, xuất khẩu Hàn Quốc rơi vào tình trạng đình trệ. Bước sang năm 2020, xuất khẩu đang cho thấy những chuyển biến tích cực. Với thỏa thuận Mỹ-Trung lần này, giới kinh tế càng thêm kỳ vọng về xu hướng hồi phục của xuất khẩu.
Tuy vậy, một số ý kiến cũng không khỏi lo ngại về những tác động tiêu cực. Ví dụ, nếu Trung Quốc tăng nhập khẩu ô tô từ Mỹ thì doanh nghiệp sản xuất ô tô của Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn. Xuất khẩu các mặt hàng khác cũng có thể rơi vào tình huống tương tự.
Trong khi đó, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) tỏ ý lo ngại hoạt động xuất khẩu hàng chế tạo của Hàn Quốc có thể đối mặt với tình trạng sụt giảm khi hàng hóa Mỹ có thể thay thế hàng hóa Hàn Quốc tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Mỹ và Trung Quốc ký kết hôm 15/1, Bắc Kinh sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong hai năm 2020-2021, trong đó hàng chế tạo nhập khẩu sẽ chiếm tới 77,7 tỷ USD.
KITA cho rằng Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu hàng chế tạo từ Mỹ thay vì Hàn Quốc trong hai năm. Vì vậy, Hàn Quốc cần theo dõi sát các tác động của thỏa thuận thương mại Giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong nước.
Năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu 125,5 tỷ USD hàng chế tạo của Hàn Quốc, trong khi nhập khẩu 78,8 tỷ USD hàng chế tạo của Mỹ. Danh mục hàng hóa chế tạo bao gồm nhiều loại sản phẩm, trong đó có thiết bị điện, dược phẩm, máy bay, ô tô và các sản phẩm thép.
KITA dự đoán Mỹ sẽ chiếm 18% lượng hàng chế tạo nhập khẩu vào Trung Quốc sau 2 năm thực hiện cam kết tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ, tăng 8,9 điểm phần trăm so với năm 2017. KITA cho rằng các doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng như các nước khác sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn ở thị trường lớn thứ hai thế giới này.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc đã giảm 10,3% trong năm 2019, với xuất khẩu đã giảm 13 tháng liên tiếp (tính đến tháng 12/2019). Hàn Quốc dự đoán xuất khẩu của nước này sẽ phục hồi trong năm 2020 với mức tăng 3% nhờ sự khởi sắc trong hoạt động xuất khẩu chip./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khảo sát của NABE: Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khả quan
06:35' - 29/01/2020
Theo khảo sát do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) công bố ngày 27/1, khoảng 2/3 số người được hỏi dự báo GDP được điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ sẽ tăng 1,1- 2% trong 12 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Mỹ-Iran: Mối đe dọa tiềm tàng đối với kinh tế Trung Quốc
11:02' - 26/01/2020
Kinh tế Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với một nguồn cơn gây bất ổn mới liên quan đến Mỹ, đó là tình hình căng thẳng đang ngày càng gia tăng tại Trung Đông
-
Kinh tế Thế giới
Điều gì khiến Mỹ loại Trung Quốc ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ?
05:30' - 26/01/2020
Mỹ không còn chỉ trích Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Bộ Tài chính Mỹ vừa khẳng định trong báo cáo trình Quốc hội rằng đồng NDT đã mạnh lên và Bắc Kinh không còn bị coi là thao túng tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
Quan chức Mỹ đánh giá tích cực về đàm phán thương mại với Trung Quốc
09:54' - 25/01/2020
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 24/1 cho biết, ông hy vọng sẽ sớm bắt đầu đàm phán với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại “Giai đoạn hai”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của ngân hàng xanh trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu
15:07'
Fintechnews.sg nhận định biến đổi khí hậu và các nỗ lực phát triển bền vững đang trở thành trào lưu toàn cầu đối với các công ty tài chính công nghệ (Fintech) cũng như nhiều doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
12:45'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định sẽ không có suy thoái kinh tế trong bối cảnh tình trạng lạm phát giảm đáng kể và nền kinh tế Mỹ vẫn vững chắc, nhờ sức mạnh của thị trường lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống J.Biden: Sự cố khinh khí cầu không ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ- Trung
11:47'
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi 1 khinh khí cầu Trung Quốc vào cuối tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada vẫn có khả năng đạt kịch bản "hạ cánh mềm"
11:37'
Giới quan sát cho rằng các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và Canada, có khả năng sẽ thoát được nguy cơ suy thoái nghiêm trọng trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Straits Times: Việt Nam và Singapore hướng đến các thỏa thuận kinh tế xanh và kinh tế số
11:36'
Sáng 7/2, báo Straits Times đưa tin Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm Singapore 3 ngày, bắt đầu từ 8/2, khi hai bên hướng tới hợp tác hơn nữa trong các nền kinh tế xanh và kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Các nước hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
11:12'
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ hai ngoại trưởng đã thảo luận về các phương cách mà Mỹ và các đối tác có thể hỗ trợ tốt nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng gió
08:33'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ đang lên kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng các tua-bin gió ở nước này, đến năm 2030, khoảng 2% diện tích đất của Đức sẽ được dùng để đặt tua-bin gió.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.800 người
07:58'
Một ngày sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng loạt triển khai các nỗ lực nhằm giúp đỡ hàng nghìn nạn nhân tại hai quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Destatis: Số đơn đặt hàng công nghiệp của Đức phục hồi mạnh mẽ
07:15'
Các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 12/2022.