Điều gì khiến Mỹ loại Trung Quốc ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ?
Mỹ không còn chỉ trích Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Bộ Tài chính Mỹ vừa khẳng định trong báo cáo trình Quốc hội rằng đồng nhân dân tệ (NDT) đã mạnh lên và Bắc Kinh không còn bị coi là một quốc gia thao túng tiền tệ.
Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố Trung Quốc đã đưa ra những cam kết có thể thực thi nhằm kiềm chế hành động giảm giá mang tính cạnh tranh và không sử dụng tỷ giá hối đoái của họ vì những mục đích cạnh tranh.Vào tháng 8/2019, Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 1994 đã chính thức liệt Trung Quốc vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ và cáo buộc Bắc Kinh giảm giá đồng NDT khi cuộc chiến thương mại giữa hai bên leo thang.Vào thời điểm đó, đồng NDT của Trung Quốc đã giảm hơn 6% trong một khoảng thời gian tương đối ngắn và phá ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD. Điều này có liên quan đến một vòng leo thang mới trong cuộc chiến thương mại, sau khi Washington liệt một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại và tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc.
Đã có những nguyên nhân khác làm suy yếu đồng NDT. Năm 2019, nhiều thị trường mới nổi đã trải qua cuộc suy thoái. Kết quả là, tiền tệ cũng suy giảm. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng rupee của Indonesia, đồng rand của Nam Phi đều giảm giá. Tất cả những yếu tố này gây áp lực lên đồng nhân dân tệ. Ngay cả các tổ chức tài chính có uy tín của phương Tây cũng không đồng ý với Washington khi đánh giá chính sách tiền tệ của Trung Quốc.Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lưu ý rằng, theo cách đánh giá của họ, trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc không có yếu tố nào có thể được coi là thao túng tiền tệ. Thặng dư ngân sách Trung Quốc chỉ chiếm 0,4% GDP trong năm 2018. Hơn nữa, theo tính toán của IMF, tỷ giá đồng nhân dân tệ trong năm 2018 thậm chí đã tăng 1,4% so với năm 2017.
Hồi tháng 8/2019, tờ Washington Post đã trích dẫn lời Marc Chandler, chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex, cho rằng biến động tỷ giá là khá tự nhiên khi có các yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng như vậy. Điều gì đã khiến Mỹ thay đổi cách đánh giá? Vì xét theo các tuyên bố của Chính quyền Trung Quốc, chính sách tiền tệ của đất nước vẫn ổn định, không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Rõ ràng, trong khi chờ đợi lễ ký kết thỏa thuận giai đoạn một vào ngày 15/1, Mỹ đã quyết định thực hiện bước nhượng bộ với Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng Mỹ dường như đã sử dụng cái “mác” thao túng tiền tệ và đây là một công cụ nhằm gây áp lực lên các quốc gia khác.Chuyên gia Cui Lei, nhà nghiên cứu tại Phòng Nghiên cứu Mỹ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (Trung Quốc), nói với Sputnik: “Rõ ràng Mỹ sử dụng “mác” thao túng tiền tệ như một công cụ gây áp lực với Trung Quốc. Vào tháng Tám năm ngoái, khi Trung Quốc và Mỹ áp thuế lên hàng hóa của nhau, đồng NDT đã giảm giá đáng kể. Mỹ đã nhanh chóng liệt Trung Quốc vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.Tất nhiên, vào thời điểm đó, khách quan mà nói thì Trung Quốc không thể bị coi là thao túng tiền tệ, vì vậy đây chỉ là một công cụ chính trị của Mỹ. Bây giờ, khi Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận giai đoạn một, Mỹ không còn cần công cụ này nữa và họ rất nhanh chóng bãi bỏ quyết định liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Vì vậy, tôi cho rằng quyết định này gắn liền chặt chẽ với quá trình đàm phán thương mại. Xét theo cách Mỹ sử dụng “mác” thao túng tiền tệ và một số sự kiện có liên quan khác, có thể rút ra kết luận rằng động cơ thúc đẩy hành vi của Mỹ không phải là những thay đổi thực sự trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc, mà chỉ là tình hình trong cuộc đàm phán thương mại”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các tập đoàn công nghệ Trung Quốc dùng Singapore làm bàn đạp để thâm nhập Đông Nam Á
06:30' - 21/01/2020
Theo tờ Nikkei Asia Review, trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt đang gia tăng ở trong nước, các tập đoàn công nghệ tài chính (fintech) Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hoan nghênh thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
16:21' - 20/01/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh thỏa thuận thương mại ký với Trung Quốc trong tuần trước nhằm cải thiện đáng kể quan hệ với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại với Nhật Bản
18:43' - 11/11/2019
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee ngày 11/11 đã tỏ ra thận trọng về triển vọng đàm phán song phương lần thứ hai với Nhật Bản liên quan đến chính sách hạn chế xuất khẩu của Tokyo.
-
Hàng hoá
Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đẩy giá dầu thế giới đi xuống tuần qua
11:41' - 03/08/2019
Quyết định đánh thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến giá dầu thế giới đảo ngược đà tăng trước đó trong tuần.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Chi phí gia công hàng dệt may tăng vì tranh chấp thương mại
20:54' - 27/07/2019
Theo Hiệp hội Ngành Thời trang Mỹ (USFIA), chi phí gia công của ngành dệt may Mỹ đã bị tăng lên vì tác động bất lợi của tranh chấp thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000
15:06' - 01/04/2025
CCTV dẫn lời người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết, số thương vong sẽ còn tăng lên và có khả năng vượt mốc 3.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới "nín thở" chờ động thái thuế quan mới của Tổng thống Mỹ
14:38' - 01/04/2025
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ công bố các mức "thuế quan đối ứng" cụ thể và khả năng nhắm mục tiêu vào các ngành kinh tế vào ngày 2/4 (giờ địa phương).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo thương mại trước thềm áp thuế
13:33' - 01/04/2025
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cho biết chưa có Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử hiện đại nhận thức rõ về các rào cản thương mại bất lợi đối với những nhà xuất khẩu Mỹ như ông Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế đối ứng với tất cả các nước có thương mại "không công bằng"
12:41' - 01/04/2025
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt cho rằng một số quốc gia đã "bóc lột" Mỹ trong thời gian dài, đồng thời tái xác nhận kế hoạch công bố áp thuế đối ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sắp nêu đề xuất điều chỉnh dự thảo thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
12:39' - 01/04/2025
Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 31/3 cho biết nước này đang soạn thảo một số điều chỉnh cho dự thảo thỏa thuận với Mỹ về quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Thành phố Trùng Khánh thực thi các biện pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
10:01' - 01/04/2025
Trùng Khánh (Trung Quốc) thực thi các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân như bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cải thiện quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thân thiện...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo về rào cản thương mại của nước ngoài
09:59' - 01/04/2025
Ngày 31/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một danh sách chi tiết về các chính sách và quy định của các nước mà Washington coi là rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Thực thi cạnh tranh công bằng giúp kinh tế tư nhân phát triển
09:23' - 01/04/2025
Việc quyết liệt thực thi Quy định về rà soát cạnh tranh công bằng tại Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.