Căng thẳng Mỹ-Iran: Mối đe dọa tiềm tàng đối với kinh tế Trung Quốc
Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế hàng năm thấp nhất trong gần 30 năm qua trong năm 2019 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài với Mỹ, kinh tế Trung Quốc giờ đây lại phải đối mặt với một nguồn cơn gây bất ổn mới liên quan đến Mỹ, đó là tình hình căng thẳng đang ngày càng gia tăng tại Trung Đông.
Việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái hạ sát Tướng Qasem Soleimani của Iran đã làm dấy lên lo ngại trên toàn cầu về khả năng nổ ra một cuộc chiến khác tại Trung Đông, điều sẽ khiến vùng sản xuất dầu lớn nhất thế giới này bất ổn hơn nữa.Dù Trung Quốc đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của mình vào dầu của Iran kể từ khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này vào tháng 11/2018, nhưng là nước nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới với vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Trung Đông ngày càng gia tăng, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ đối mặt với những mối đe dọa lớn về kinh tế nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang.Theo giới phân tích, cân bằng mối quan hệ với Tehran và Washington sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với Trung Quốc, khi Iran vẫn quan trọng về mặt chiến lược đối với sự an ninh năng lượng và sáng kiến "Vành đai và Con đường" của nước này, trong khi Mỹ có sức mạnh kinh tế và chính trị để kiểm soát và thậm chí là phá hủy sự phát triển của Trung Quốc.Khi Iran và sáu cường quốc là Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ đạt được thỏa thuận dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran để đổi lại việc nước này đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân năm 2015, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường quan hệ thương mại với Iran.Các doanh nghiệp Trung Quốc tại Iran đã ký các hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD vào năm đó. Trong chuyến thăm Tehran của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 1/2016, hai nước đã nhất trí tăng cường quan hệ song phương và nâng thương mại lên 600 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy nhiên, sau khi Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 8/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt, lượng dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu từ Iran đã giảm từ 650.000 thùng/ngày xuống mức trung bình 140.000 thùng trong vài tháng gần đây.Cùng lúc đó, Trung Quốc đã gia tăng sự phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu từ các nước Trung Đông khác như Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), hiện đã trở thành những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực này.Trung Quốc đã nhập khẩu lượng dầu thô cao kỷ lục 76,3 triệu tấn từ Saudi Arabia trong giai đoạn từ tháng 1-11/2019, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu dầu từ Iran lại giảm gần một nửa xuống còn 14,4 triệu tấn trong cùng kỳ, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Li Qingsi của Trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng dù đã giảm phục thuộc vào dầu của Iran, Trung Quốc vẫn có thể sẽ mất hàng tỷ USD vốn đầu tư nếu một cuộc xung đột quân sự nổ ra ở Iran.Theo ông, Trung Quốc sẽ không dễ dàng rút vốn đầu tư hiện tại khỏi Iran, khi các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn như giếng dầu phải mấy hàng chục năm để có lợi nhuận, đồng nghĩa với việc rút vốn sẽ dẫn đến tổn thất.
Hơn nữa, giới phân tích cảnh báo một cuộc xung đột vũ trang ở Iran sẽ gây bất ổn cho toàn bộ khu vực, bao gồm cả Eo biển Hormuz, nơi 1/3 lượng dầu xuất khẩu đường biển, hay gần 1/5 lượng dầu được giao dịch trên toàn thế giới phải đi qua, theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ.Giáo sư Zuo Xiying cho biết, trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 3,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày qua Eo biển Hormuz, chiếm 33% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của nước này, đây là một con số khá cao.
Có ý kiến cho rằng Iran có thể chặn eo biển hẹp nối Vịnh Persian Gulf với Ấn Độ Dương này lại hoặc gây ra những vấn đề lớn cho đường đi của các tàu chở dầu, và đó là điều mà Trung Quốc không hề muốn. Hơn một nửa số dầu mà Trung Quốc cần đến từ Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, một sự bất ổn đáng kể nào ở khu vực này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của nước này.Bên cạnh dầu mỏ, vị trí địa lý của Iran khi sở hữu đường bờ biển dài nhất dọc theo Vịnh Persian, nằm quyền kiểm soát Eo biển Hormuz và vai trò cửa ngõ vào không chỉ khu vực Trung Á và có thể là cả châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho nước này có ý nghĩa lớn đối với những tham vọng của Trung Quốc liên quan đến sáng kiến "Vành đai và Con đường".Kể từ khi các cuộc chiến thương mại bắt đầu diễn ra, đầu tư của Trung Quốc vào cả sáu tuyến đường của sáng kiến nói trên đều giảm xuống, ngoại trừ tuyến đường đi qua Trung Đông, Trung Á và Tây Á. Ngược lại, đầu tư của Bắc Kinh vào Trung Đông còn gia tăng.Tuy nhiên, giờ đây khi mối quan hệ chính trị và thương mại với Mỹ đang ngày càng có tính đe dọa đối với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không muốn mạo hiểm đánh đổi mối quan hệ này vì vấn đề Iran.
Vì vậy, trong khi cố gắng gìn giữ mối quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với Mỹ sau thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Trung Quốc chắc chắn sẽ quyết tâm bằng mọi cách ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở Iran./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm 1% do căng thẳng ở Trung Đông hạ nhiệt
09:32' - 14/01/2020
Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch 13/1 do căng thẳng ở Trung Đông hạ nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cảnh báo xung đột tại Trung Đông sẽ tác động đến toàn thế giới
15:56' - 13/01/2020
Ngày 12/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cảnh báo rằng sự đối đầu quân sự tại khu vựcTrung Đông sẽ tác động đến hòa bình và ổn định toàn cầu.
-
Giá vàng
Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt làm giá vàng thế giới đi xuống
09:44' - 10/01/2020
Trong phiên ngày 9/1, giá vàng kỳ hạn giảm phiên thứ hai liên tiếp khi căng thẳng khu vực Trung Đông “hạ nhiệt”
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chuẩn bị mọi phương án đối phó với diễn biến mới ở Trung Đông
14:22' - 08/01/2020
Thủ tướng Nhật Bản chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung thu thập, phân tích thông tin về tình hình khu vực Trung Đông để thông tin và có các phương án bảo vệ công dân Nhật tại khu vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55' - 02/04/2025
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20' - 02/04/2025
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51' - 02/04/2025
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27' - 02/04/2025
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59' - 02/04/2025
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56' - 02/04/2025
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.