Tác động của việc Nga “khóa van” khí đốt tới châu Âu
Bình luận về động thái nói trên của Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng đây là một hành động “vô lý và không thể chấp nhận được”, một lần nữa thể hiện sự không đáng tin cậy của Nga với tư cách là một nhà cung cấp khí đốt.
*Vì sao Nga lại quyết định “khóa van”? Gazprom đã tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria với lý do Nga đã không nhận được khoản thanh toán bằng đồng ruble từ hai quốc gia này cho các hợp đồng mua khí đốt.Trong tuyên bố ngày 27/4, Gazprom cho hay đã thông báo tới hai cơ quan năng lượng Bulgargaz của Bulgaria và PGNiG của Ba Lan về quyết định ngừng cung cấp khí đốt, đồng thời nêu rõ quyết định sẽ có hiệu lực cho đến khi các khoản thanh toán được trả bằng đồng ruble theo đúng chủ trương của Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tháng trước. Gazprom khẳng định vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine theo yêu cầu của khách hàng.
Tổng thống Nga Putin hồi tháng trước cho biết nước này sẽ không chấp nhận các khoản thanh toán bằng các đồng tiền khác ngoài đồng ruble của Nga, nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến tình hình Ukraine. Ông đã cảnh báo các nước “không thân thiện”, trong đó có tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), rằng họ sẽ bị cắt nguồn cung khí đốt từ Nga nếu không mở tài khoản bằng đồng ruble để thanh toán cho các chuyến hàng. Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/4 cho biết: “Sự cần thiết phải có một phương thức thanh toán mới là kết quả của các hành động không thân thiện chưa từng có tiền lệ”. Nhưng nhiều nước, trong đó có Pháp, Đức và Ba Lan, đã nói không với nhu cầu đối với đồng ruble. Theo bà Claudia Kemfert, chuyên gia về năng lượng từ tổ chức nghiên cứu DIW của Đức, "việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga sang Ba Lan và Bulgaria đánh dấu một giai đoạn mới trong sự mạnh tay của ông Putin nhằm khiến châu Âu hoảng sợ”. Tuy nhiên, bà cho rằng ở thời điểm hiện tại, châu Âu sẽ không có nhiều khó khăn về nguồn cung, vì Đức và châu Âu đã dự trữ đủ khí đốt. * Tầm quan trọng của khí tự nhiên đối với ngân sách của Nga Theo trang web Gazprom Export, 68% lượng khí đốt xuất khẩu của tập đoàn này trong năm 2020 là sang thị trường châu Âu. Trong tổng số 174,9 tỷ m3 khí đốt xuất khẩu, có đến 119,35 tỷ m3 được đưa sang châu Âu, trong đó Đức chiếm gần 49 tỷ m3, Italy (I-ta-li-a) nhập khẩu gần 21 tỷ m3 và hơn 13 tỷ m3 được vận chuyển sang Áo. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu từ thuế và thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm dầu khí chiếm đến 45% ngân sách liên bang của Nga trong tháng Một, tức là thời điểm trước khi xảy ra xung đột Ukraine -Ukraine. IEA cho biết với mức giá thị trường hiện tại, giá trị xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang EU đã lên đến 400 triệu USD/ngày. *Thị phần của Nga tại châu Âu Theo số liệu của IEA, trong năm ngoái, Nga cung cấp 32% tổng nhu cầu khí đốt của EU và Anh, tăng so với mức 25% năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại khác nhau đối với từng nước.Năm 2020, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết Phần Lan phụ thuộc vào Nga để đáp ứng 97,6% nhu cầu khí đốt của nước này. Trong khi đó, các nước ở vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania trước đó trong tháng này tuyên bố đã cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga và thay vào đó sử dụng lượng khí đốt dự trữ dưới lòng đất.
Còn Bulgaria, quốc gia vừa bị Nga ngừng cung cấp khí đốt, lại phụ thuộc vào nước này để đáp ứng khoảng 85% nhu cầu khí đốt, bằng tỷ lệ của Slovakia (Xlô-va-ki-a). Dù mức độ phụ thuộc của Đức vào nguồn cung từ Nga là 55%, nhưng Bộ Kinh tế Đức cho biết tình hình an ninh nguồn cung của nước này hiện đã được đảm bảo. Trong khi đó, Ba Lan, một mục tiêu khác trong động thái vừa qua của Nga, tiêu thụ đến 21 tỷ m3 khí đốt mỗi năm. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết nước này đã sẵn sàng đối mặt với việc cắt nguồn cung khí đốt từ Nga. Bản thân Ba Lan sản xuất được khoảng 4,5 tỷ m3 khí đốt và có một ga vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với công suất vận chuyển hiện đạt 6,5 tỷ m3, và dự kiến sẽ được nâng lên 8 tỷ m3.Theo Chính phủ Ba Lan, tỷ lệ lấp đầy tại các cơ sở dự trữ khí đốt của nước này đã ở mức 76% và Ba Lan có nhiều liên kết về khí đốt với tất cả các nước láng giềng.
Ba Lan còn có thể dựa vào sự khởi động của đường ống Baltic Pipe vào tháng Mười năm nay, với công suất vận chuyển được dự đoán lên đến 10 tỷ m3 khí đốt của Na Uy. Vì thế, ông Morawiecki cho biết Ba Lan sẽ ổn, bất chấp việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho nước này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Đức: Không có dấu hiệu Nga ngừng xuất khẩu khí đốt
21:59' - 27/04/2022
Ngày 27/4, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thông báo hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ ngừng nguồn cung khí đốt cho Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt của Nga thanh toán bằng đồng ruble
21:14' - 27/04/2022
Hãng tin Bloomberg ngày 27/4 đưa tin ít nhất 10 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt tự nhiên của Nga đã mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank để thanh toán bằng đồng ruble.
-
Thị trường
Nga ngừng cấp khí đốt cho Bulgaria
16:19' - 27/04/2022
Sau Ba Lan, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom chuẩn bị cắt khí đốt cung cấp cho Bulgaria
09:57' - 27/04/2022
Theo Hãng thông tấn Czech (ČTK) và Nhật báo điện tử Czech (iDNES.cz), Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan qua đường ống dẫn khí đốt Yamal từ 08h00 (giờ Trung Âu), ngày 27/4.
-
Kinh tế Thế giới
EU muốn giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay
15:08' - 26/04/2022
Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2027.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.