Tài chính xanh – chìa khóa “mở cửa” nền kinh tế xanh
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi xanh vẫn đối mặt với không ít thách thức, trong đó tài chính xanh được đánh giá là chìa khóa “mở cửa” nền kinh tế xanh, cũng như thúc đẩy các ngành ít carbon.
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, thúc đẩy nền kinh tế ít carbon đang ngày càng phát triển trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang đối mặt với nhu cầu cấp thiết là giảm thiểu biến đổi khí hậu, thì vai trò của những khoản đầu tư xanh trong việc thúc đẩy các ngành ít carbon là rất quan trọng.
Để đạt được cả hai mục tiêu cùng một lúc, đòi hỏi các ngành ít carbon của Việt Nam phải tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió tăng lên sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo hàng đầu ở Đông Nam Á.
Trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII), chỉ riêng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ cần khoảng 650 tỷ USD đầu tư từ năm 2021 đến năm 2050. Nguồn tài chính này, đóng vai trò rất quan trọng trong mở rộng công suất năng lượng tái tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng, hỗ trợ đầu tư công nghệ xanh mới, cũng như chuyển đổi bản chất của giao thông vận tải và xây dựng… Do đó, nguồn tài chính này không thể chỉ được tài trợ bởi Chính phủ, mà cần có sự tham gia của khu vực tư nhân với đa dạng khoản đầu tư; trong đó, hệ thống ngân hàng sẽ có vai trò then chốt như là người gác cổng vốn hướng đến các dự án bền vững và tránh xa những ngành công nghiệp có hàm lượng carbon cao. Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam (UOB) cho rằng, chuyển hướng đầu tư xanh sang các ngành ít carbon tại Việt Nam vừa là ưu tiên kinh tế vừa là nhu cầu cấp thiết đối với môi trường. Với những cam kết trong việc thúc đẩy nền kinh tế ít carbon tại ASEAN, UOB đã và đang tích cực tận dụng khuôn khổ tài chính xanh mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển đổi xanh. Thống kê tại Việt Nam, UOB đã hỗ trợ 17 dự án năng lượng tái tạo cho đến nay và gần đây UOB cũng đã cấp một số khoản tài trợ thương mại xanh trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, việc hệ thống ngân hàng thúc đẩy chuyển dòng vốn tài trợ vào các ngành ít carbon không phải là không có thách thức như rào cản đáng kể nhất là thiếu một khuôn khổ phân loại xanh rõ ràng, không đủ động lực cho các khoản đầu tư xanh và rủi ro tài chính đối với công nghệ mới. Ngoài ra, Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2024 của UOB cho thấy, có 50% công ty Việt Nam cho biết việc thiếu giải pháp tài chính bền vững là rào cản lớn trong hành trình chuyển đổi xanh của họ. Để vượt qua những thách thức này, cần có những nỗ lực phối hợp giữa nhà hoạch định chính sách, tổ chức tài chính và khu vực tư nhân. Liên quan đến phát triển nền kinh tế xanh, ông Darryl J. Dong, Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng Hồ Chí Minh, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho hay, muốn “mở khóa” thị trường tài chính khí hậu thì nhóm giải pháp mà chuyên gia IFC đưa ra là sự điều chỉnh về quy định, dự án khả thi có thể nhận tài trợ từ ngân hàng, tăng cường tài chính hỗn hợp và gia tăng năng lực khí hậu. Nhằm thúc đẩy dự án có khả năng tiếp cận hệ thống ngân hàng nhiều hơn, không chỉ các bên phải đưa thông tin cho ngân hàng mà chính ngân hàng cũng phải nâng cao năng lực tham gia. Riêng đánh giá về thị trường tín chỉ carbon, ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng giám đốc Công ty Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) chỉ ra rằng, Việt Nam đang đi chậm hơn đáng kể so với thị trường quốc tế. Đồng thời, thị trường bắt đầu khởi động nhưng ở trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và các doanh nghiệp còn khá thụ động. Điều này dẫn đến giá tín chỉ carbon ở Việt Nam hiện tại thấp đo chưa chủ động tìm người mua để đàm phán về giá cũng như chưa có dự án chất lượng. Hiện tại, nhiều dự án mua bán theo hợp đồng song phương trong khi chưa có sàn giao dịch, tức gần giống như hoạt động môi giới hơn. Ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, từ hoạt động của công ty, yêu cầu của thị trường, khách hàng và đối tác thì việc chuyển đổi xanh là hành trình phải thực hiện xuyên suốt lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp đang chủ động đầu tư vào lĩnh vực tín chỉ carbon và bắt đầu ở lĩnh vực công nghệ. Cụ thể, ông Nguyễn Thế Phương, Giám đốc Công ty tư vấn chuyển đổi số FPT Digital chia sẻ, bước đầu tiên là doanh nghiệp cần công cụ để kiểm kê khí thải theo các chuẩn quốc tế. Tiếp theo, đánh giá kiểm kê khí phát thải để doanh nghiệp biết đang đứng ở đâu, vượt chuẩn hay chưa hoặc vẫn còn “room” để có thể chuyển giao cho bên cần. Qua số liệu này là bước đầu để tổ chức khác xác nhận rồi phát hành tín chỉ carbon.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển kinh tế xanh Đồng bằng sông Cửu Long
17:05' - 31/07/2024
Các chuyên gia đánh giá tăng trưởng xanh không chỉ là một mục tiêu mà còn là một con đường dẫn tới sự phát triển toàn diện và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều rào cản phát triển kinh tế xanh
14:11' - 26/06/2024
Việc phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều rào cản, cần sớm có các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam: Đồng hành trong chuyển dịch sang kinh tế xanh
09:37' - 16/05/2024
Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam đã trao đổi với phóng viên TTXVN về tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam, cũng như những giải pháp tài chính được ADB sử dụng để hỗ trợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
VinFast ghi nhận tăng trưởng vượt bậc về sản lượng lẫn doanh thu
20:03' - 24/04/2025
Công ty VinFast công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý 4 và cả năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng tiêu thụ lẫn doanh thu.
-
Chuyển động DN
PC Lạng Sơn chủ động nhiều giải pháp hữu hiệu trước mùa nắng nóng 2025
16:20' - 24/04/2025
Mùa Hè 2025 đang đến gần mang theo những đợt nắng nóng gay gắt và nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến.
-
Chuyển động DN
Vingroup đặt mục tiêu 300.000 tỷ đồng doanh thu năm 2025
15:43' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (mã chứng khoán VIC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2025.
-
Chuyển động DN
Boeing "mắc kẹt" giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
15:26' - 24/04/2025
Dự kiến Boeing sẽ bàn giao khoảng 50 máy bay cho những hãng hàng không Trung Quốc. Nếu Trung Quốc từ chối tiếp nhận, công ty này sẽ không chờ đợi lâu và tìm cách chuyển lô hàng cho khách hàng khác.
-
Chuyển động DN
Central Retail Việt Nam nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
17:42' - 23/04/2025
Central Retail Việt Nam đã vinh dự đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng từ Ban tổ chức trao tặng.
-
Chuyển động DN
Fujifilm giành được hợp đồng dược phẩm sinh học 3 tỷ USD
07:43' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản thông báo đã ký hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD để sản xuất thuốc sinh học có nguồn gốc từ sinh vật sống tại Mỹ cho một công ty dược phẩm lớn của Mỹ.
-
Chuyển động DN
Amazon tạm dừng đàm phán thuê trung tâm dữ liệu
18:06' - 22/04/2025
Công ty công nghệ Amazon đã tạm dừng một số cuộc đàm phán thuê trung tâm dữ liệu cho bộ phận điện toán đám mây, đặc biệt là ở các thị trường nước ngoài.
-
Chuyển động DN
Toàn bộ danh mục xuất khẩu của Masan High-Tech Materials đều không chịu thuế đối ứng
15:23' - 22/04/2025
Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu UpCOM: MSR) chính thức công bố định hướng chiến lược “Back to Basics – Tập trung vào giá trị cốt lõi”.
-
Chuyển động DN
Huy động nhân lực thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
13:16' - 22/04/2025
EVN yêu cầu Ban Quản lý dự án Điện 1 cùng nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát tranh thủ thời tiết thuận lợi trước mùa mưa, bố trí tăng cường thêm nhân lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các móng trụ.