Tái cơ cấu ngành dầu khí cần song hành với hoàn thiện thể chế
Xung quanh câu chuyện này, phóng viên TTXVN đã trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh - Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam - đơn vị tư vấn về tái cơ cấu ngành dầu khí.
Phóng viên: Xin ông cho biết xu thế phát triển của ngành dầu khí thế giới hiện nay?
TS. Nguyễn Hồng Minh: Theo tôi, ngành dầu khí thế giới đang phát triển theo 3 xu thế lớn. Thứ nhất, cơ cấu năng lượng sơ cấp đang thay đổi mạnh mẽ; trong đó nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch trên thế giới đang có xu hướng giảm dần do những lo ngại về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ, giá thành sản xuất năng lượng tái tạo đang giảm mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng sạch này. Vì vậy, các yếu tố này sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển năng lượng chung của mỗi quốc gia; trong đó có Việt Nam. Thứ hai là sự biến động khó lường của giá dầu thô và kèm theo là giá khí, các sản phẩm dầu khí, do nhiều yếu tố tác động; trong đó đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về khai thác dầu khí trong đá phiến, công nghệ nổi trên biển, ứng dụng công nghệ số trong thời đại công nghiệp 4.0. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp dầu khí phải hết sức năng động, có khả năng phản ứng linh hoạt đối với diễn biến của giá dầu, địa chính trị và môi trường kinh doanh. Thứ ba là sân chơi dầu khí toàn cầu đang có những điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí, vai trò giữa các thành viên. Nhiều công ty dầu khí quốc tế đang tái cơ cấu lại danh mục đầu tư theo vùng, lãnh thổ, tối ưu hóa giảm chi phí, bắt đầu tiến trình chuyển đổi thành các công ty năng lượng. Trong bối cảnh đó, các công ty dầu khí quốc gia như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cần rà soát, xác định lại các mối quan hệ chiến lược trong quá trình phát triển lâu dài. Phóng viên: Trong bối cảnh thế giới đã có sự thay đổi lớn như vậy, ông nhìn nhận như thế nào về hành lang pháp lý của Việt Nam đối với sự phát triển của ngành Dầu khí? TS. Nguyễn Hồng Minh: Theo tôi, hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đang bộc lộ một số vấn đề cần phải sửa đổi, hoàn thiện. Trước hết là hạn chế của Luật Dầu khí được ban hành năm 1993, sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2000 và 2008, song thay đổi không căn bản so với 25 năm trước đây. Trong khi đó, trên thực tế, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam đã không còn “màu mỡ” như trước. Cụ thể như: các mỏ dầu khí lớn đều bị suy giảm sản lượng, trữ lượng còn lại chủ yếu tập trung ở các mỏ nhỏ, mỏ cận biên, mỏ khí ở xa hạ tầng cơ sở, ở vùng nước sâu khó khai thác. Chưa kể giá dầu thấp làm cho các mỏ đã nhỏ lại càng “nhỏ” hơn. Vì vậy, theo tôi, Luật Dầu khí cần phải sớm được sửa đổi để có thể thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng; trong đó dành ưu đãi phù hợp để thu hút đối tác chiến lược, sẵn sàng chịu rủi ro, vượt khó khăn cùng với ngành Dầu khí Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng chưa phù hợp với hoạt động đầu tư một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù như dầu khí. Trong phạm vi tác động của 2 Luật nêu trên, các dự án đầu tư nước ngoài dù cho một mỏ nhỏ, đều phải trình Thủ tướng Chính phủ, hoặc Quốc hội phê duyệt. Các dự án này lại luôn mang tính chất không chắc chắn, tại thời điểm phê duyệt chưa thể xác định chính xác tổng mức đầu tư, trong quá trình triển khai gần như liên tục phải điều chỉnh, bổ sung, có khi cần chuyển nhượng, mua lại, hoán đổi quyền đầu tư… Các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu đang được điều chỉnh chủ yếu bằng Luật Xây dựng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào một nhà máy chế biến dầu khí khác xa so với với một công trình xây dựng thông thường, do cần mua bản quyền công nghệ để có thể thiết kế, lập báo cáo đầu tư. Việc áp dụng các văn bản luật chưa phù hợp thường dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai dự án. Điều này không chỉ làm tăng tổng mức đầu tư mà còn làm lỡ cơ hội kinh doanh, làm giảm hiệu quả kinh tế của các dự án này. Phóng viên: Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã định hướng ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực cốt lõi là thăm dò, khai thác dầu khí. Trong bối cảnh giá dầu thấp như trong thời gian qua, ông đánh giá tình hình đầu tư cho lĩnh vực cốt lõi này như thế nào?TS. Nguyễn Hồng Minh: Dầu khí có đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, nhưng cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và vào các dự án rủi ro cao.
Bên cạnh đó, Dầu khí lại “gánh” thêm một số trách nhiệm chính trị - xã hội, như bù chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đầu tư các nhà máy điện than, điều tra cơ bản vùng nhạy cảm nên nhu cầu vốn đầu tư rất cao. Trong khi đó, chính sách hiện nay chỉ cho phép doanh nghiệp nhà nước để lại 30% lợi nhuận sau thuế cho tất cả các quỹ; lãi dầu khí nước chủ nhà không được để lại tương ứng với nhu cầu; nguồn thu cổ phần hóa, tái cơ cấu đầu tư nộp hết cho Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, cùng với giá dầu giảm, trong những năm qua, dòng tiền và kèm theo là nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Vấn đề đáng quan ngại nhất là đầu tư cho tìm kiếm thăm dò ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua và nhiều dự án phát triển quan trọng đều đang chậm tiến độ. Phóng viên: Vậy theo ông, Việt Nam cần sửa đổi hành lang pháp lý và có cơ chế hỗ trợ như thế nào để ngành Dầu khí có thể phát triển bền vững và ổn định trong bối cảnh mới hiện nay? TS. Nguyễn Hồng Minh: Theo tôi, trước hết cần phải xác định rõ quan điểm dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật tiếp tục đóng vai trò là một trong các trụ cột đảm bảo năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Có nghĩa là, không quá kỳ vọng vào đóng góp ngân sách của dầu khí, nhưng cũng không thể coi nhẹ, giảm mức đầu tư. Vì vậy, hành lang pháp lý cần phải được hoàn thiện một cách căn bản trên tinh thần của quan điểm phát triển nêu trên, có tính đến các đặc điểm cơ bản ngành nghề và thông lệ quốc tế trong hoạt động dầu khí, cũng như phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh; tách bạch các trách nhiệm xã hội với nhiệm vụ bảo toàn vốn, phát triển doanh nghiệp. Về mặt quản lý nhà nước, cần có chính sách tăng tỷ lệ thu hồi chi phí và giảm phần lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận rủi ro, đầu tư công nghệ, tận thăm dò, tận khai thác tài nguyên, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, Luật Dầu khí cần điều chỉnh theo toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí và cho phép áp dụng Luật Dầu khí trong trường hợp có sự chưa thống nhất với các luật khác nhằm hạn chế tối đa các vướng mắc do phải áp dụng các luật khác nhau. Cùng với đó, các nguyên tắc cơ bản về cơ chế tài chính có thể đưa vào Luật Dầu khí nhưng cần cụ thể hóa trong một số văn bản dưới Luật. Tinh thần chung là thu đầy đủ các loại thuế; để lại toàn bộ thu từ cổ phần hóa để đầu tư trở lại vào những lĩnh vực có ưu thế phát triển; chỉ nhận các khoản dưới danh nghĩa chia cổ tức, sau khi đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi tố 4 bị can trong 3 vụ án thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
21:17' - 21/06/2018
Ngày 21/6, Bộ Công an ra thông báo cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an (C46) đã khởi tố 4 bị can trong quá trình mở rộng điều tra 3 vụ án thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
-
DN cần biết
Chuyển giao Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp
06:30' - 02/06/2018
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ hướng dẫn, giám sát việc thu hồi, chuyển giao Dự án Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp, Tiền Giang.
-
DN cần biết
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí có thể phạt tới 2 tỷ đồng
10:08' - 17/05/2018
Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.