Tái cơ cấu, từng bước tăng giá trị cho gạo Việt Nam
Sau 4 năm triển khai thực hiện, đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 đã tạo được những chuyển biến tích cực trong tổ chức sản xuất – tiêu thụ, từng bước nâng cao giá trị cho gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng thu nhập cho người trồng lúa vẫn còn nhiều việc phải làm.
Đây là nhận định của các đại biểu tại “Hội thảo góp ý đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo và đề xuất bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu lúa gạo đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030” do Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25/12.
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030 được triển khai từ năm 2016 với mục tiêu tổng quát nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững và tham gia hiệu quả vào thị trường toàn cầu.
Nhiều chỉ tiêu được đặt ra cho mốc năm 2020 như: đảm bảo lợi nhuận người trồng lúa hàng hóa đạt từ 30% tổng thu trở lên; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích tại vùng chuyên canh của Đồng bằng sông Cửu Long. Tại các vùng chuyên canh, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn chiếm 20% trở lên.
Diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt từ 50% diện tích gieo trồng trở lên, giảm 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật so với ban đầu, giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 8% và 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam...
Trong khi một số chỉ tiêu như đảm bảo an ninh lương thực, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được khá dễ dàng thì một số chỉ tiêu như nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Trần Xuân Định, Chuyên gia tư vấn kỹ thuật đề án phân tích, từ khi thực hiện tái cơ cấu sản xuất lúa gạo, diện tích gieo trồng đã giảm dần qua từng năm nhưng năng suất tăng nên sản lượng vẫn ổn định ở mức từ 43-44 triệu tấn/năm; không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo mỗi năm với kim ngạch khoảng 3 tỷ USD.
Song song với việc giảm diện tích gieo trồng, cơ cấu giống lúa có sự chuyển đổi tích cực, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tại vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ sử dụng giống lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao đều tăng từ 2-6%.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% sản lượng gạo xuất khẩu. Nhờ đó, giá gạo xuất khẩu bình quân năm sau thường cao hơn năm trước 50 USD/tấn và có thời điểm cao hơn giá gạo Thái Lan cùng chủng loại.
Tuy nhiên, chiến lược tái cơ cấu lúa gạo vẫn còn nhiều tồn tại; trong đó, có việc quy hoạch sử dụng đất lúa của từng vùng đã quy hoạch nhưng thực thi không triệt để, chuyển đổi đất lúa sang các loại cây trồng khác còn chậm; chủ trương dồn điền đổi thửa có chuyển dịch nhưng phần lớn diện tích sản xuất lúa vẫn còn manh mún, đặc biệt ở khu vực phía bắc.
Tổ chức sản xuất thiếu tính bền vững, vẫn còn tình trạng sử dụng quá liều lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm tăng chi phí và ảnh hưởng môi trường. Diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo mô hình cánh đồng lớn mới chỉ đạt khoảng 500.000 ha; phần lớn tiêu thụ lúa nguyên liệu dựa vào đội ngũ thương lái với giá cả bấp bênh, tiềm ẩn rủi ro cao. Chất lượng gạo không đồng đều, ảnh hưởng đến giá trị và uy tín khi xuất khẩu - ông Định phân tích.
Để giải quyết các hạn chế trên, Cục Trồng trọt tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đến năm 2025, tầm nhìn 2030 theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.
Theo đó, ngoài việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước còn phải hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo. Đặc biệt, tái cơ cấu lúa gạo giai đoạn mới phải mang lại hiệu quả nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng, phát triển xuất khẩu gạo theo chất lượng cao và giá trị cao.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, an ninh lương thực Việt Nam đã được đảm bảo. Mục tiêu thời gian tới là nâng cao giá trị xuất khẩu bằng chất lượng và thương hiệu chứ không phải về sản lượng. Muốn tái cơ cấu ngành lúa gạo hiệu quả cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp: thể chế và chính sách; phát triển khoa học và công nghệ; đầu tư cơ sở hạ tầng.
Cụ thể, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hoá và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa, tăng tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam giúp nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.
Cùng quan điểm, đại diện Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, tái cơ cấu ngành lúa gạo chỉ thật sự hiệu quả khi giải quyết được bài toán cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, chỉ tập trung vào quy hoạch sản xuất là chưa đủ mà cần phát triển đồng bộ các dịch vụ nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm./.
>>Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua
Tin liên quan
-
DN cần biết
EAEU dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam năm 2021
16:33' - 16/12/2020
Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), các quốc gia thuộc khối này cam kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản thế giới tuần qua: Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục tăng
17:20' - 12/12/2020
Giá gạo xuất khẩu ở Ấn Độ đã tăng trong tuần thứ ba liên tiếp lên mức cao nhất trong hơn hai tháng qua do đồng rupee tăng giá và nhu cầu cao của các khách hàng ở châu Á và châu Phi.
-
Thị trường
Cải thiện chất lượng tăng sức cạnh tranh của gạo Việt
18:58' - 05/12/2020
Giá gạo xuất khẩu hiện đang quanh ngưỡng 495 USD/tấn và đây là mức giá khá tốt tác động tích cực đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm 32.000 xe dán thẻ tại trạm trên 4 tuyến cao tốc của VEC
19:02'
Sau 10 ngày triển khai thu phí tự động không dừng hoàn toàn trên 4 tuyến cao tốc đã có hơn 32.000 xe dán thẻ tại trạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2,5 tỷ USD vốn FDI rót vào Bình Dương, cơ hội hợp tác càng rộng mở
19:02'
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, tính đến tuần đầu tháng 8 năm 2022, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đạt hơn 2,5 tỷ USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng của bão số 2: Gần 1.900 ha sản xuất nông nghiệp bị ngập úng
18:50'
Theo Cục Quản lý công trình, Tổng cục Thủy lợi, đến 15h ngày 11/8, ảnh hưởng của bão số 2, khu vực Trung du và Đồng bằng sông Hồng có trên 1.877 ha sản xuất nông nghiệp bị ngập úng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút khách du lịch quốc tế đến với thị trường Việt Nam
18:28'
Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng trong nước tích cực trao đổi với các đối tác quốc tế nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho công dân để thu hút khách du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường EU qua hệ thống phân phối
18:07'
Hàng hoá Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng thị phần tại châu Âu, tuy nhiên để tận dụng được lợi thế đang có, việc tiếp cận hệ thống phân phối bán lẻ tại thị trường đích là vô cùng quan trọng
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị các nước phối hợp tháo gỡ khó khăn, sớm cấp thị thực cho hộ chiếu mẫu mới
17:21'
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thống nhất ghi bị chú nơi sinh vào hộ chiếu mới khi công dân có đề nghị. Đồng thời đề nghị các nước sớm cấp thị thực cho hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn
17:19'
Trong hai ngày 10 và 11/8/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 18.
-
Kinh tế Việt Nam
Khoảng 75% phương tiện sử dụng thu phí không dừng tại các trạm BOT ở Tp. Hồ Chí Minh
17:16'
Trong tuần đầu chính thức triển khai thu phí không dừng (ETC), số lượng xe sử dụng ETC đạt khoảng 75% tại 3 trạm thu phí BOT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ
17:02'
Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại vượt mốc hơn 110 tỷ USD trong năm 2021.