Tái định vị vai trò và đóng góp của doanh nghiệp trong bối cảnh mới
Chiều ngày 23/3 tại Trung tâm hội nghị quốc tế (Hà Nội), Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Liên đoàn Thương mại và Doanh nghiệp Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút mối quan tâm, tham dự của đại diện các viện nghiên cứu, các hiệp hội ngành hàng và đông đảo doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.
Khai mạc diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thế giới cũng như Việt Nam đang trải qua giai đoạn có những thay đổi “ghê gớm”. Từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19, đã kéo theo tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng; ách tắc, đình trệ trong sản xuất kinh doanh. Tiếp đó là những bất ổn từ xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine cũng tác động rất nhiều đến hoạt động kinh tế, khiến chính sách ở nhiều quốc gia cũng có nhiều thay đổi.
Gần đây, có thêm những biến động trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới, những “thành trì” tưởng như rất kiên cố, những yếu tố mà doanh nghiệp có thể dựa vào ổn định, vững chắc như hệ thống ngân hàng của Thụy Sĩ (ngân hàng lớn thứ hai Thuỵ Sĩ) cũng đã sụp đổ, khiến cho các nhà doanh nghiệp phải đặt ra câu hỏi: "Phải định vị lại doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay?"Trong bối cảnh mới hiện nay, cũng có nhiều thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sức mạnh kinh tế quốc gia, gắn liền với nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thêm nữa, Việt Nam cũng đã qua giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân để từng bước tham gia sâu vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Vì thế, yêu cầu đặt ra là vị thế trong giai đoạn mới cũng cần cao hơn nhiều, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “chưa bao giờ chúng ta có cơ đồ, vị thế, uy tín quốc tế như ngày hôm nay”. Như vậy, trong vòng chưa đầy 25 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển, văn minh, hiện đại; cộng đồng doanh nghiệp cũng phải văn minh hiện đại. Không phải phát triển chỉ để kiếm lợi nhuận mang về cho bản thân, mà cần phải phát triển bền vững, quan tâm đến các yếu tố xã hội, môi trường, quản trị doanh nghiệp ESG, quan tâm đến đạo đức, văn hóa kinh doanh, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Tại Đại hội VII năm 2021 của VCCI đã đặt ra mục tiêu phấn đấu, thúc đẩy xây dựng nền tảng cho đạo đức văn hóa kinh doanh của doanh nhân doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, đã tới lúc cần suy nghĩ khác đi, định vị lại doanh nghiệp của mình từ tầm nhìn, mục tiêu phát triển, vị thế của doanh nghiệp trong ngành nói riêng và trong tổng thể của nền kinh tế nói chung; định vị lại cả năng lực công nghệ, cung cách quản trị doanh nghiệp,...ông Công nhận định.
Cũng tại diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) ghi nhận, với những diễn biến căng thẳng và bất định về tình hình kinh tế, địa chính trị trên thế giới và thị trường tài chính ở một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Thụy Sỹ đang có những xáo trộn không nhỏ do hệ lụy từ những vụ việc của một số ngân hàng như Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank, Credit Suisse... thì dự báo, kinh tế toàn cầu có thể sẽ tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia và tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước. Điều này chắc chắn đặt ra không ít khó khăn đối với cộng đồng các doanh nghiệp.
Xuất khẩu, một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã giảm tốc do nhu cầu của thị trường lớn giảm. Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới nhưng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế. Không những vậy, Việt Nam hiện tập trung quá nhiều vào một số thị trường, sản phẩm, doanh nghiệp; trong đó, nhóm dệt may, điện tử, hóa chất và kim loại chiếm 2/3 kim ngạch thương mại; 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tới 60%...
Chưa kể sau đại dịch, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chuyển dần sang áp dụng các tiêu chuẩn bền vững một cách chặt chẽ hơn khiến các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày... gặp khó khăn trong việc duy trì năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới. Việc thay đổi tổ chức sản xuất, dây chuyền công nghệ sẽ đi kèm với gia tăng chi phí đầu tư trong khi hiện nay khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp rất hạn chế.Tại diễn đàn, bà Minh đã chỉ ra 4 khó khăn, thách thức chính mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo đó, tăng trưởng sẽ chậm lại ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đã xuất hiện tình trạng suy giảm các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt trong các ngành may mặc, da giày…vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. "Trong nửa đầu năm 2023, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ chậm lại do nhu cầu tại Hoa Kỳ và khu vực EU yếu đi, trong khi lộ trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc còn nhiều bất định", bà Minh đánh giá. Tuy vậy, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dự kiến cũng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm nay, giúp đem lại nguồn lực mới cho doanh nghiệp vượt qua thách thức trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chuyển dần sang áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững một cách chặt chẽ hơn. Cụ thể, vào cuối tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU, là một phần trong kế hoạch hành động lớn hơn về một nền kinh tế tuần hoàn. Theo nghiên cứu của CIEM, dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau. Dù có nhận thức tốt hơn về các yêu cầu, tiêu chuẩn phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhìn nhận đây là một khó khăn không nhỏ để duy trì khả năng cạnh tranh trong bối cảnh mới. Do đó, bà Minh đề xuất Nhà nước phải có những cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện các quy trình sản xuất kinh doanh đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lớn. Thêm nữa, vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. hoảng 97%-98% doanh nghiệp Việt Nam là có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp này đều gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận tài chính chính thức. Mặt khác, những khó khăn trên thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu thời gian vừa qua đã làm giảm đáng kể khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thông qua các kênh này. Do đó, tăng cường hỗ trợ tài chính, tạo đà cho khu vực kinh tế này phát triển là việc làm cần được quan tâm và triển khai sớm. Cuối cùng, là việc bảo đảm chất lượng lao động góp phần tăng năng suất lao động và thích ứng với yêu cầu làm việc trong bối cảnh mới. Hiện nay, theo thống kê, trình độ/chất lượng kỹ năng của người lao động Việt Nam chậm được cải thiện. Điều này đòi hỏi chính sách của Nhà nước có liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực tại các cấp cần phải thay đổi để hỗ trợ cho doanh nghiệp có nguồn nhân lực phù hợp, bà Minh khuyến nghị./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doosan Vina xuất khẩu 1.200 tấn module đầu tiên sang Singapore
16:34' - 22/03/2023
Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina) vừa hoàn thành xuất khẩu lô hàng 1.200 tấn module đầu tiên sang Singapore.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp lưu ý điều gì để xuất khẩu sang Nhật Bản hiệu quả?
16:05' - 20/03/2023
Nhật Bản là thị trường khó tính nên doanh nghiệp cần lưu ý đặc điểm tiêu dùng theo mùa của người dân cũng như việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố được người tiêu dùng Nhật Bản chú trọng.
-
DN cần biết
Giải pháp nào xuất khẩu hiệu quả sang thị trường Algeria?
16:26' - 15/03/2023
Là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi, Algeria chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu song vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc sẽ công nhận hệ thống tương đương
18:46'
Một trong những điểm chính của dự thảo là công nhận hệ thống tương đương.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với rét đậm, rét hại
18:44'
Chiều và đêm ngày 26/1/2025, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Chỉ đạo của Chính phủ: Hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy
17:35'
Để bảo đảm việc triển khai phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy được đồng bộ, kịp thời ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe nhiều gói thầu dự án giao thông cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
17:02'
Ngày 23/1, Thành phố Hồ Chí Minh đã thông xe dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và một số gói thầu dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, khơi thông cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Séc, Thụy Sĩ
13:06'
Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Séc, Thụy Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả điều tra về lao động trẻ em Việt Nam
12:41'
Đây sẽ là nguồn thông tin giá trị cho Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức để xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03' - 22/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).