Tại sao chưa thể coi COVID-19 là bệnh lưu hành?
Bộ Y tế vừa gửi dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và chuyên gia.
Tại dự thảo, Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành. Hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.
Về lý do chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, theo các tài liệu về dịch tễ học trong nước và trên thế giới, đặc biệt là của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Mỹ, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.
Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có 4 nhóm tiêu chí là: Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được. Đối với tiêu chí số 4, Bộ Y tế cho hay hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thất thường khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (như Nam Phi, Mỹ sau 2 tháng dịch có xu hướng giảm đã tăng trở lại từ đầu tháng 5/2022 đến nay do sự lưu hành của các biến thể BA.4, BA.5 và chưa có xu hướng chững lại, virus SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới; đồng thời miễn dịch có được (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian. Do đó, sau khoảng thời gian đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh Vì thế tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất tạm thời chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B hoặc chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch mang tính linh hoạt và tiến dần tới trạng thái "bình thường mới". Việc công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch hay sự kiện y tế công cộng đáng quan ngại trên toàn cầu và tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Tại dự thảo, Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn đang coi bệnh COVID-19 trong tình trạng đại dịch trên phạm vi toàn cầu và quan ngại tiếp tục có các biến thể không lường trước được của virus SARS- CoV-2. Nhiều nước trên thế giới vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao. Trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO, Bộ Y tế đề xuất Phương án Bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023, trong đó có 2 tình huống: Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới. Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; Kiểm soát ra vào vùng có dịch; Cách ly/ theo dõi sức khỏe; Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Vệ sinh trong việc quàn, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt... Do đó, việc phòng chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B nên các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi virus SARS-CoV-2 biến đổi./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ngày 26/6: Số ca mắc mới COVID-19 giảm 100 ca so với ngày trước đó
19:05' - 26/06/2022
Tính từ 16h ngày 25/6 đến 16h ngày 26/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới trong nước, giảm 100 ca so với ngày trước đó.
-
Doanh nghiệp
Hàng loạt sân bay châu Âu đối mặt với khủng hoảng nhân sự sau dịch COVID-19
08:02' - 26/06/2022
Ban quản lý sân bay Schiphol - sân bay bận rộn nhất của Hà Lan - cho biết số lượng hành khách mỗi ngày tới đây vượt quá khả năng xử lý của nhân viên an ninh.
-
Ngân hàng
"Chiếc phao" cho nhiều hộ gia đình tại Hưng Yên sau đại dịch COVID-19
06:36' - 26/06/2022
Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 11) đi vào cuộc sống như "chiếc phao" cho nhiều hộ gia đình tại Hưng Yên sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Cảnh cáo cán bộ đóng dấu kiểm dịch sai với lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam
15:48'
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang (cũ) đã có báo cáo kết quả xử lý tập thể, cá nhân trong vụ việc đóng dấu kiểm soát giết mổ sai quy định.
-
Kinh tế tổng hợp
Hãng hàng không Arkia nối lại đường bay thẳng Tel Aviv – New York (Mỹ)
15:34'
Hãng hàng không giá rẻ Arkia của Israel thông báo bắt đầu nối lại các chuyến bay thẳng giữa Sân bay Ben-Gurion ở Tel Aviv và Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York (Mỹ) từ ngày 3/7.
-
Kinh tế tổng hợp
Chính quyền 2 cấp rút ngắn thời gian, thuận lợi giải quyết thủ tục đất đai
15:34'
Sau 2 ngày đi vào hoạt động mô hình chính quyền 2 cấp (từ ngày 1/7), các thủ tục đất đai chính thức bước sang giai đoạn cải cách sâu rộng.
-
Kinh tế tổng hợp
Huế đồng loạt nói không với túi nilon trong tháng 7
14:37'
Tháng không túi nilon kéo dài từ ngày 3 đến hết ngày 31/7 nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, thúc đẩy thay đổi hành vi và hình thành thói quen sử dụng túi cá nhân khi đi mua sắm.
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 34 tỷ USD trong 6 tháng
11:31'
Xuất khẩu nông lâm thủy sản là điểm nhấn của ngành trong 6 tháng đầu năm, đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024. Với kết quả này, xuất khẩu nông lâm năm 2025 có khả năng đạt 67 tỷ USD.
-
Kinh tế tổng hợp
Chìm phà tại Indonesia khiến 4 người thiệt mạng và 38 người vẫn mất tích
09:41'
Theo thông tin từ giới chức Indonesia, ít nhất 4 người đã thiệt mạng, 23 người đã được cứu và 38 trường hợp vẫn mất tích sau vụ chìm phà chở 65 người trên đường đến đảo Bali đêm 2/7.
-
Kinh tế tổng hợp
"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam
08:36'
Khi những thanh âm cất lên giữa một không gian xa lạ, du khách không chỉ nghe bằng tai, mà còn cảm nhận bằng trái tim.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát hiện thêm "siêu Trái Đất" gần Hệ Mặt Trời
08:01'
Theo công bố mới đăng trên kho lưu trữ arXiv, hành tinh này mang tên TOI-1846 b, có kích thước gấp đôi và khối lượng gấp hơn 4 lần Trái Đất.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/7, sáng mai 4/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.